Kỳ tích chiến dịch “diệt giặc dốt”
Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề "diệt giặc dốt", coi đây là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách của nước nhà lúc bấy giờ. Ngay sau đó, Người ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, cơ quan chỉ đạo chăm lo việc học cho nông dân, thợ thuyền và tất cả những người chưa biết chữ. Tháng 10/1945, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi chống nạn thất học. Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ.” học kế toán thuế thực tế
Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đẩy lùi giặc dốt. Chỉ sau một năm phát động phong trào đã có 2,5 triệu người thoát nạn mù chữ trên tổng số 22 triệu dân. Tuy chưa đạt mục tiêu đề ra nhưng con số ấy thực sự là một kỳ tích trong hoàn cảnh năm đầu tiên của đất nước mới độc lập đang đứng trước những thử thách đầy cam go.
Suốt 9 kháng chiến trường kỳ, phong trào Bình dân học vụ vẫn tiếp tục phát triển. Hồ Chủ tịch theo dõi sát sao nhiệm vụ chống mù chữ ở khắp các miền của đất nước. Phong trào Bình dân học vụ phát triển trong dân quân du kích và trong các đơn vị quân đội, giữa các chiến dịch lại tranh thủ luyện quân và học tập. Trong kháng chiến gian nan, trường học cho trẻ em mở ra, các lớp Bình dân học vụ phát triển. Đúng với tinh thần kháng chiến toàn dân toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Hoà bình lập lại trên miền Bắc, phong trào Bình dân học vụ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn. Một mặt tiếp tục chống mù chữ, mặt khác thực hiện bổ túc văn hoá để nâng cao trình độ cho mọi người. Bác Hồ gửi ảnh có dòng chữ Bác viết: “Tặng chiến sỹ diệt dốt” và chữ ký để gửi tặng những người dạy và người học có thành tích tốt. Một hệ thống trường bổ túc văn hóa công nông cùng với trường phổ thông lao động được hình thành và phát triển rộng khắp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong công cuộc xây dựng chế độ XHCN ở miền Bắc, đấu trang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào diễn ra sôi nổi trong các cơ quan, các công nông lâm trường xí nghiệp, rất nhiều người là công nhân, nông dân và chiến sỹ quân đội đã nâng cao trình độ, học lên đại học, có người trở thành nhà khoa học, nhà quản lý xuất sắc.
dịch vụ thành lập công ty
Sau đại thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Phong trào Bình dân học vụ tiếp tục phát triển khắp nơi, đầy khí thế. Cuối tháng 2 năm 1978, toàn bộ 21 tỉnh, thành ở miền Nam đã cơ bản thanh toán nạn mù chữ.
Bước vào thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta thành lập Uỷ ban quốc gia chống mù chữ và phổ cập tiểu học, chỉ đạo cả nước phấn đấu đạt chuẩn theo các mức đề ra cho miền đồng bằng và miền núi khó khăn. Kết quả, đến năm 2000, tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước với 98,03 % số quận/huyện; 98,53% số xã/phường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia xóa mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học; hầu hết trẻ em trong độ tuổi đều được đi học tiểu học; 94% dân số trong độ tuổi 15-35 đã biết chữ. Đó thực sự là một mốc son lớn trong lịch sử giáo dục nước nhà.
Phát triển nền giáo dục đại chúng
Kinh nghiệm từ phong trào Bình dân học vụ đến nay có nhiều ý nghĩa và được vận dụng sáng tạo, hiệu quả trong công cuộc đổi mới giáo dục của Việt Nam, trong đó, việc xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX). Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng hoàn thiện với hơn 43 nghìn cơ sở giáo dục từ các cấp học, bậc học được phân bố trên cả nước, phục vụ việc học tập của khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên.
Việc đáp ứng nhu cầu học của những đối tượng ngoài nhà trường được coi trọng thông qua việc phát triển mạng lưới hơn 700 trung tâm giáo dục thường xuyên, 11.038 trung tâm học tập cộng đồng (99,16% số xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng). Đây là địa chỉ học tập gần gũi với mọi tầng lớp nhân dân, nội dung học tập được chia thành các chuyên đề, vừa đáp ứng nhu cầu trang bị kiến thức văn hóa, vừa bồi dưỡng cho người dân về kỹ năng nâng cao năng suất lao động theo hướng "cần gì học nấy".
học kế toán trưởng tại đâu
Chương trình xóa mù chữ và giáo dục sau khi biết chữ vẫn được chú trọng, tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi từ 15-60 hiện đạt khoảng 97,73% dân số.
Tỷ lệ này của Hà Nội đạt trên 99%, tất cả quận, huyện, thị xã đều đạt chuẩn về xóa mù chữ. Tuy vậy, ở những địa bàn khó khăn thì việc xóa mù chữ vẫn là một thử thách không nhỏ khi tỷ lệ người biết chữ mới chỉ đạt khoảng 90%. Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020" đã được Chính phủ phê duyệt, quy định rõ lộ trình, trách nhiệm và kinh phí triển khai, nhằm mục tiêu đến năm 2020 xóa mù chữ cho 1,2 triệu người ở độ tuổi 15-60, nâng tỷ lệ người biết chữ đạt mức 98%.
Tinh thần Bình dân học vụ với khí thế sôi nổi đã làm nên kết quả lớn lao. Suốt thời gian dài 70 năm, trong hòa bình cũng như chiến tranh, nhân dân ta đã kiên trì tiến hành công cuộc chống nạn mù chữ, phát triển một nền giáo dục đại chúng cho tất cả mọi người. Đó là nhiệm vụ không thể tách rời của sự nghiệp xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, vun đắp và giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc.
Thứ Hai, 7 tháng 9, 2015
Giáo dục Việt Nam sau 70 năm “diệt giặc dốt”
19:47
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét