Ông Lê Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết tại Hội nghị Đánh giá việc thực hiện tái cơ cấu ngành trồng trọt diễn ra sáng 22/7 tại Hà Nội.
Theo ông Hồng, Hoa Kỳ đã mở cửa thị trường xuất khẩu cho nhãn, vải tươi của Việt Nam từ tháng 10/2014. Tháng 12/2014, lô nhãn tươi đầu tiên của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
học kế toán trưởng tại đâu
Cục đã hướng dẫn các địa phương, nông dân thực hiện các quy định và đã kiểm tra, cấp được 6 mã số vùng trồng cho cây vải Lục Ngạn, Bắc Giang; 2 mã số cho cây nhãn lồng Hưng Yên; 1 mã số cho nhãn Hà Nội. Ngoài ra, Cục cũng phối hợp với chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ xây dựng xong bản đồ liều chiếu xạ đối với vải xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Các Sở Nông nghiệp cũng được thông báo về điều kiện kiểm dịch thực vật đối với quả vải tươi xuất xuất sang thị trường Úc. Vụ vải năm 2015 đã có hơn 15 tấn vải xuất khẩu vào thị trường Úc.
dịch vụ hoàn thuế
Ông Hồng cũng cho biết: New Zealand đã ký kết Chương trình Bảo đảm Chính thức mở cửa thị trường cho quả thanh long Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Ngoài ra, phía Hàn Quốc cũng đã hoàn tất điều kiện nhập khẩu đối với quả xoài của Việt Nam và hoàn thành thủ tục chính thức để cho phép nhập khẩu xoài của Việt Nam. Việt Nam cũng đang thúc đẩy mở cửa thị trường quả vú sữa và đề xuất mở của thị trường đối với quả nhãn, vải, và chôm chôm sang thị trường này.
Cũng theo ông Hồng, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán mở cửa thị trường cho nhiều loại hoa quả khác để xuất khẩu quả xoài và vú sữa sang Hoa Kỳ, xoài sang Úc, chôm chôm và vú sữa sang New Zealand.
Phía Nhật Bản cũng đã đồng ý về nguyên tắc và dự kiến đến tháng 9/2015 sẽ mở cửa thị trường quả xoài cho Việt Nam. Hai bên đang tiếp tục đàm phán về quả thanh long ruột đỏ.
Các cơ quan liên quan đang tiếp tục đàm phán về biện pháp xử lý hơi nóng để mở cửa lại thị trường xuất khẩu trái thanh long sang Đài Loan. Phía Việt Nam cũng cung cấp hỗ sơ kỹ thuật đối với 5 loại quả tươi của Việt Nam cho Đài Loan để thúc đẩy việc mở cửa thị trường.
Phía EU đã cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện xuất khẩu lại đối với các mặt hàng rau gia vị đã bị EU cảnh báo, kèm theo đó là việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch thực vật để kiểm soát chặt nguộn hàng và tăng cường kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu xuất và thông báo cho phía EU.
Ông Hồng khẳng định: Hai rào cản lớn nhất đối với xuất khẩu rau quả ra nước ngoài là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) và kiểm dịch thực vật. Cả hai vấn đề này đều thuộc chức năng nhiệm vụ của Cục, vì thế trong thời gian tới cục sẽ tăng cường quản lý đối với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Cục đã trình Bộ loại bỏ 369 thuốc BVTV độc hại của 177 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất ra khỏi danh mục thuộc BVTV được phép sử dụng trên rau, quả, chè ở Việt Nam.
dịch vụ hoàn thiện làm báo cáo tài chính
Ngoài ra, Cục cũng vừa triển khai Dự án tăng cường năng lực kiểm tra ATTP hàng nông sản nhập khẩu tại 3 chi cục kiểm dịch thực vật tại Hải Phòng, Lạng Sơn và Lào Cai, nhằm nâng cao ý thức cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu của cả Việt Nam và Trung Quốc đảm bảo ATTP khi xuất khẩu hàng nông sản sang Việt Nam.
Nhằm tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu rau quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã ban hành quy định mới về đăng ký kiểm dịch thực vật đối với hàng hóa vận chuyển qua đường bộ và đường hàng không, giảm thời gian từ 24h xuống còn tối đa 4h, và còn 10h đối với hàng hóa qua cảng biển.
Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015
Hoa quả Việt sẽ không phải lo “ế” đầu ra?
19:26
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét