Con đường vào ấp 2, nơi có đầm tôm của anh Trần Văn Xuân (Năm Xuân) vẫn mang dấu ấn của một vùng quê nghèo khó: Đường đất, lở lói, ngập ngụa sình lầy. Nó càng tệ hơn khi mấy hôm nay triều cường lên nên cứ mỗi chiều là ngập lút gần hết bánh xe máy. Nhớ lại chục năm trước, ở vùng này, nước vừa phèn, vừa lợ, nuôi con gì cũng khó lớn, còn lúa chỉ trồng được mỗi năm một vụ với năng suất thấp lè tè.
Giờ đây vùng đất này như thay da, đổi thịt từ khi có con tôm sú, tôm thẻ chân trắng đến “thường trú”. Trên dải đầm lầy nằm cặp sông Nhà Bè thuộc các ấp 2, 3, 4 xã Hiệp Phước chi chít ao tôm xen giữa những vạt dừa nước. Nhiều đại gia trong nội thành cũng kéo về xã Hiệp Phước thuê đất nuôi tôm. Năm Xuân chia sẻ, từ khi người nông dân xã Hiệp Phước làm quen với con tôm sú, tôm thẻ chân trắng, túi tiền cũng ngày càng rủng rỉnh hơn. “Đời sống của bà con nơi đây giờ khấm khá hơn trước nhiều cũng nhờ nuôi tôm” - anh Năm nói. Giờ tại xã Hiệp Phước, nông dân chẳng ai còn thiết tha với cây lúa. 70% nông dân đã chuyển từ lúa sang tôm, trong đó 40% là nuôi công nghiệp. Số nông dân còn lại đi làm công nhân tại các công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã.
học làm báo cáo tài chính năm thực hành
Mỗi năm anh Năm làm 2 vụ tôm với 7ha ao nuôi. Theo Năm Xuân, cứ mỗi vụ tôm, trừ đi các chi phí trung bình anh lời 400-500 triệu đồng/ha. Điều này lý giải tại sao anh lại có một căn biệt thự hoành tráng và 1 cửa hàng bán thức ăn, trang thiết bị nuôi tôm. Trong khi đó, tại vùng đầm lầy Trảng Lắm (xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi) – một vùng đất bao đời khốn khó, giờ cũng xuất hiện những tý phú chân đất.
Năm 1992, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Khoản (sinh năm 1961) dắt díu vợ con vào Nam, chọn vùng đầm lầy Trảng Lắm lập nghiệp. Với tính cần cù, chăm chỉ tích góp, đến năm 2004, anh Khoản đã đủ tiền để trả nợ và mở rộng diện tích vườn lên 10.000m2. Cùng với chăn nuôi heo, anh đầu tư 4 ao nuôi cá các loại rộng trên 7.000m2. Tận dụng các tầng nước và sử dụng thức ăn cho cá hiệu quả, anh thả nuôi cá tra, cá trê, cá chép, rô phi, rô đồng… Đồng thời, thực hiện đánh tỉa thả bù để tăng năng suất. Nhờ đó, với 4 ao cá, mỗi năm anh Khoản thu hoạch hơn 20 tấn cá, bán được hơn 400 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí đầu tư, phần nuôi cá mang lại cho gia đình anh khoản lời hơn 230 triệu đồng mỗi năm.
Thấy vẫn còn dư thời gian rảnh rỗi, anh Khoản tận dụng rìa đất quanh ao cá, chuồng heo để trồng gần 200 gốc dừa dứa và hơn 4.000 cây măng tây. Cùng với cá, heo và măng tây, mô hình VAC của anh Khoản mang lại doanh thu khoảng 1,4 tỷ đồng/năm.
dịch vụ kế toán nội bộ
Đi xe hơi thăm đồng
Hôm chúng tôi đến thăm, ông Năm Trầm (Ngô Văn Trầm) ở ấp Thái Bửu, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, TP.HCM, đang lái chiếc xe hơi trị giá gần 1 tỷ đồng đi thăm… bãi sò. Sau hơn 20 năm đưa con sò huyết từ Kiên Giang về bãi bồi sông nước duyên hải Cần Giờ, lão nông Năm Trầm bắt đầu ngồi thụ hưởng. Hiện nay, mỗi năm ông thu nhập hàng tỷ đồng từ 40ha bãi bồi nuôi sò huyết.
Được biết, năm 2013 ông Năm Trầm thả 100 triệu con giống sò huyết và thu được hơn 4 tỷ đồng. Hiện ở Cần Giờ, ông Năm Trầm là hộ đứng đầu về diện tích nuôi sò với 40ha. Theo ông Trầm, ngoài 40ha bãi bồi nuôi ở Cần Giờ, ông còn đang đầu tư nuôi thêm 20ha sò huyết ở Cà Mau. Không những thế, ông còn nuôi 60ha tôm sinh thái, thu hơn 1 tỷ đồng/năm.
Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2015
Những người vắt đất ra... vàng
20:43
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét