Ngay sau khi cách mạng thành công, ngân khố hầu như trống rỗng, chính quyền còn bộn bề công việc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn quy tụ được rất nhiều nhân sĩ trí thức, trong đó có không ít những người nổi tiếng như Phạm Ngọc Thạch, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng, Trần Đại Nghĩa... tham gia công việc xây dựng chính quyền cách mạng. 70 năm đã trôi qua chúng ta đã thu hút và sử dụng nhân tài người Việt ở nước ngoài như thế nào, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện nay, để xây dựng đất nước? Nhân dịp 70 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2.9, phóng viên NTNN đã phỏng vấn chuyên gia giáo dục Trần Đức Cảnh về vấn đề này.
Thưa ông, ông nhìn nhận như thế nào về đội ngũ trí thức người Việt Nam hiện nay đang làm việc tại nước ngoài?
- Theo ước tính, hiện có khoảng 4 triệu người Việt hay gốc Việt hiện nay đang sống ở nước ngoài, tương đương 4,3% dân số trong nước. Theo thống kê, nguồn kiều hối chính thức gửi về trong nước năm 2014 là 12 tỷ USD chiếm khoảng 8% GDP của cả nước. Riêng ở Mỹ đã có khoảng 1,8 triệu người, trong số đó có gần nửa triệu có bằng đại học 2 năm trở lên, chiếm 27% dân số.
Nguồn kiều hối gửi về trong nước tuy lớn, nhưng cũng chỉ là “phần nổi của tảng băng”, nguồn lực người Việt hay gốc Việt có khả năng chuyên môn và trí tuệ ở nước ngoài là “phần chìm” rất lớn và quan trọng. Ở thời đại kinh tế trí thức, giá trị sản xuất lớn nằm ở phần trí tuệ, lẽ ra phải là thế mạnh của Việt Nam. Nếu biết cách tạo cơ hội và điều kiện cho họ tham gia đóng góp, kết nối để phát triển đất nước thì tôi nghĩ đất nước sẽ phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, nhưng không hiểu vì sao ta cứ loay hoay, làm mất rất nhiều thời gian và cơ hội để phát triển?
Liệu đó có phải do ta chưa có chính sách tốt cho việc sử dụng nguồn lực chất xám của đội ngũ trí thức Việt đang làm ăn sinh sống tại nước ngoài không, thưa ông?
-Trong lịch sử đất nước, Việt Nam chưa bao giờ được thế giới biết đến là một nước công nghiệp, nhưng số người Việt ra nước ngoài sinh sống và làm việc, đặc biệt là Mỹ có nhiều người rất giỏi về kỹ thuật.
dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Cũng không hiếm các kỹ sư, chuyên viên giỏi người Việt làm việc tại Trung tâm Khoa học vũ trụ Mỹ (NASA), hay các công ty công nghệ thông tin, phần mềm, phần cứng hàng đầu của Mỹ như Google, Cisco, Microsoft hay Boeing, GE… Có nhiều những nhà khoa học người Việt ở nước ngoài rất nổi tiếng nhưng hầu như ở Việt Nam lại không được biết đến. Ví dụ GS- Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga, tiến sĩ khoa học Hoàng Kim Bổng.
Ông hiện là Trưởng bộ môn Hóa -Lý Trường Đại học Lômônôxốp - một trong những trường nổi tiếng thế giới. Được giới khoa học Nga đánh giá là nhà khoa học hàng đầu của Nga, nhưng ở Việt Nam hầu như vô danh.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Người Việt nổi tiếng về sự cần cù, chịu khó học hỏi và khéo tay, họ đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển nhành công nghệ, kỹ thuật của Mỹ nói riêng và nhiều quốc gia khác trên thế giới trong nhiều thập niên qua. Nhưng cùng với bản chất đó, tại sao họ không phát triển tốt ở chính quốc gia mình?
- Sự thực là, người làm khoa học chân chính, nếu có sự chọn lựa, thì họ sẽ làm việc ở nơi nào có điều kiện để họ phát huy tốt nhất, nói thế không có nghĩa là họ không yêu quốc gia, dân tộc mình. Nhưng nếu điều kiện trong nước không phát huy được khả năng thì họ có chọn lựa riêng cho sự nghiệp tương lai, dù một sự chọn lựa không dễ dàng, vì sống, làm việc và đóng góp cho chính quê hương mình, bao giờ cũng là sự mong muốn của mọi người.
học kế toán trên phần mềm Misa
Nếu nói là lãng phí chất xám thì cũng không chính xác. Nhà khoa học như con gà đẻ trứng, lúc nào cần phải đẻ thì đẻ, dù là ở chỗ nào, nước nào, vẫn đều là “quả trứng” quý giá cả. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở góc độ một quốc gia thì việc nhân tài không thể phát triển và đóng góp cho đất nước là thiệt thòi cho cộng đồng của họ.
Nhiều người nói nguyên nhân của việc nhân tài người Việt phải ra nước ngoài là do điều kiện đất nước còn khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, không phát huy được tài năng của họ. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Thu hút nguyên khí bên ngoài
21:02
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét