Ngày 23/2, gần một tuần sau khi giá xăng đồng loạt giảm tiếp gần 1.000 đồng, PV Dân trí trong vai hành khách đã tìm đến phòng bán vé của nhiều nhà xe ở Bến xe tỉnh Hà Tĩnh để tìm hiểu giá vé mà các nhà xe đang bán cho khách hàng.
dịch vụ thành lập công ty hợp danh
Ghé các điểm bán vé của những nhà xe có tiếng trên địa bàn như Nam Bình, Sơn Hà, Hoàng Long, Hiếu Viện... thì gần như giá vé niêm yết tại đây không có gì thay đổi. Chẳng hạn nhà xe Hiếu Viện, dù giá xăng giảm, nhưng giá vé đi TP Hồ Chí Minh vẫn như thường lệ là 500.000 đồng. Các nhà xe như Nam Bình, Sơn Hà, giá vé Hà Tĩnh đi Hà Nội là 180 - 190.000 đồng.
Việc các nhà xe không giảm giá đồng nghĩa với việc người dân đi xe khách tại Hà Tĩnh chưa thể được hưởng lợi từ quyết định giảm giá xăng, dầu. Anh Nguyễn Quốc Nam vừa mua vé đi Hà Nội lắc đầu khi được PV đề cập đến giá vé khi giá xăng đã giảm. "Chúng tôi thấy gần đây, giá xăng dầu liên tục giảm nhưng giá vé xe khách vẫn không giảm. Rõ ràng như thế là ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, của hành khách chúng tôi” – anh Nam nói.
dịch vụ thành lập dn có vốn đầu tư nước ngoài
"Cả tuần nay báo đài nói nhiều về thông tin giá xăng dầu giảm, vậy mà giá vé ở đây các nhà xe vẫn không thay đổi. Những người đi lại ít thì không ảnh hưởng lắm, nhưng những người thường xuyên ra Bắc lấy hàng như chúng tôi thì rõ ràng là chịu rất nhiều thiệt thòi”- chị Lam, chủ một cửa hàng áo quần tại chợ Hà Tĩnh cho hay.
dịch vụ thành lập công ty liên doanh
Ông Bùi Phan Lương, Phó Giám đốc - Trưởng Bến xe Hà Tĩnh, cho biết, Bến xe Hà Tĩnh đang quản lý 80 - 120 đầu xe. Dịp Tết Nguyên đán Bính Thân vừa rồi, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở GTVT, giá cước vận tải hành khách có tăng giá từ 30 - 50% so với ngày bình thường. Đến ngày 20/2 (13/1 âm lịch) giá cước đã trở lại bình thường như trước đó với mức bình quân vé Hà Tĩnh - Hà Nội là 180 - 190.000 đồng.
Còn về việc giảm giá cước do giá xăng dầu giảm, ông Lương cho biết, phía bến xe vẫn chưa nhận được văn bản thông báo của Sở GTVT, Sở Tài chính về việc giảm giá vé liên quan đến giá xăng giảm sâu mới đây. "Chỉ khi nào nhận được văn bản thì BQL Bến mới thực hiện chức năng giám sát, yêu cầu các nhà xe niêm yết giá vé theo quy định. Trường hợp, nhà xe nào không chấp hành, sẽ không cho xuất bến" - ông Lương nói.
Ông Lê Quốc Anh - Chánh Văn phòng Sở GTVT Hà Tĩnh - cho biết, dịp trước tết Nguyên đán, GĐ Sở GTVT có chỉ đạo Phòng chuyên môn kiểm tra, rà soát điều chỉnh giá cước vận tải. Còn liên quan đến việc đã có văn bản thông báo với các đơn vị kinh doanh vận tải giảm giá cước sau khi giá xăng giảm sâu hay chưa thì ông chưa nắm được.
Xử lý nghiêm nhà xe không giảm cước
Chiều 24/2, trao đổi với Dân trí về thực trạng nêu trên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh cho hay, sau khi giá xăng giảm vào chiều ngày 18/2/2016, thì chiều cùng ngày, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo Sở Tài chính có ngay văn bản gửi Hiệp hội vận tải ô tô Hà Tĩnh, các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn yêu cầu tính toán lại giá cước khi giá xăng, dầu giảm nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.
Cũng theo ông Khánh, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã chỉ đạo Sở GTVT tỉnh tăng cường kiểm tra việc thực hiện giảm gá cước vận tải đối với các nhà xe.
Ông Khánh rất cương quyết, “Không thể có chuyện các doanh nghiệp, nhà xe ở địa phương khác đồng loạt giảm giá, còn Hà Tĩnh thì không. Các nhà xe phải hài hòa giữa lợi nhuận và quyền lợi của khách hàng. Doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý nghiêm, trước mắt là không cho xuất bến”- ông Khánh nói.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho hay, UBND tỉnh sẽ yêu cầu Sở GTVT tỉnh báo cáo vấn đề này.
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016
Nhiều doanh nghiệp vận tải tại Hà Tĩnh vẫn phớt lờ giảm giá cước
19:15
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét