Sự khác biệt trong giáo dục
Thời gian làm việc ở Anh nên chị Ngô Bình An (Hà Nội) đã từng cho con học các trường công lập của Anh quốc. Nói về nguyên nhân chọn trường quốc tế tại Việt Nam, chị An cho biết: “Hệ thống chương trình, tài liệu, giáo viên của trường quốc tế đều theo đúng mô hình ở Anh nên các con vẫn tiếp tục hòa nhập được với kiến thức, thói quen sẵn có. Điều khác biệt giữa trường quốc tế trong và ngoài nước chỉ là ở Việt Nam, các con được học thêm môn Tiếng Việt”.
dịch vụ làm bctc tại quận 11
Không theo học mô hình giáo dục trong nước, chị Ngô Bình An cho biết, nguyên nhân lớn nhất là cách đánh giá và mục tiêu trong giáo dục. “Ở Việt Nam, các trường công hay dân lập đều chú trọng vào kiến thức, đánh giá theo kiểu kiểm tra, thi cử thì ở trường quốc tế, các môn học được đánh giá theo cả quá trình, trong đó điểm kiểm tra chỉ là một phần.
Học sinh được nhận xét về nỗ lực, thái độ học tập và tập trung phát triển năng lực cá nhân. Ngoài ra, các hoạt động xã hội, ngoại khóa đều được nhấn mạnh và đưa vào bảng đánh giá chung của học sinh. Nhận xét của nhà trường đều là những chi tiết quan trọng để làm hồ sơ sau này cho mỗi học sinh muốn đăng ký vào trường đại học”, chị Ngô Bình An phân tích.
dv làm báo cáo tài chính tại quận 5
Còn với Nguyễn Thế Anh, cựu học sinh trường Hà Nội - Amsterdam, sau khi xin được học bổng vào một trường quốc tế ở Hà Nội, điểm khác biệt rõ nhất mà Nguyễn Thế Anh nhận thấy là chương trình môn học được thiết kế thiên về thực hành, tập trung vào kỹ năng học tập và nghiên cứu như thu thập, phân tích, trình bày, thuyết trình. Đặc biệt, học sinh phải học cách quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành các bài tập đúng hạn.
dịch vụ báo cáo tài chính quận 4
Bên cạnh việc học chính khóa, học sinh bắt buộc phải tham gia hoạt động ngoại khóa, âm nhạc, mỹ thuật, hoạt động tình nguyện và phục vụ cộng đồng, tất cả được triển khai từ lớp 6. Có những trường quốc tế, học sinh muốn đủ điều kiện để tốt nghiệp phổ thông sẽ phải tham gia hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng, ít nhất 50 giờ/năm. Như vậy, nếu trường học trong nước vẫn tập trung vào kiến thức thì trường quốc tế lại trang bị đầy đủ ý thức, trách nhiệm với bản thân và cộng đồng cho mỗi học sinh.
Băn khoăn chuyện “Tây hóa”
Sự xuất hiện của các trường quốc tế ở Việt Nam được đánh giá là đem lại ảnh hưởng tích cực đến nền giáo dục trong nước về phương pháp giảng dạy, môi trường giáo dục, cách thức quản lý, đặc biệt là đem đến chất lượng giáo dục được thế giới công nhận. Chính vì thế các bậc phụ huynh có nhiều hơn cơ hội chọn lựa môi trường học tập cho con em của mình: Học tập tại Việt Nam, gần gũi với gia đình, được nhận bằng cấp như học sinh du học tại Mỹ, Anh, Australia...
Tuy nhiên, không ít người lại lo ngại tình trạng học sinh Việt Nam học tại trường quốc tế sẽ mất đi truyền thống văn hóa dân tộc khi Bộ GD-ĐT vẫn chưa có khung chương trình giáo dục Việt Nam học áp dụng cho các trường quốc tế. Về vấn đề này, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thừa nhận, mặc dù Bộ GD-ĐT quy định các trường quốc tế bắt buộc phải tổ chức giảng dạy chương trình Tiếng Việt và Việt Nam học nhưng Bộ GD-ĐT lại chưa ban hành bộ tài liệu này.
Trong khi đó, phần lớn các trường lại chưa đủ nguồn lực về đội ngũ để tự biên soạn chương trình. “Hiện tại mới chỉ có 2 trường quốc tế đã biên soạn chương trình Tiếng Việt và Việt Nam học cho học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT chưa tiến hành thẩm định được vì thiếu khung chương trình chuẩn của Bộ GD-ĐT”, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết.
Thực tế, bản thân các phụ huynh khi cho con theo học trường quốc tế cũng không hề mong muốn con mình bị “Tây hóa” hoàn toàn. “Chúng tôi đều rất ủng hộ việc nuôi dưỡng, gìn giữ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam” - đại diện trường Quốc tế đa cấp Anh - BIS Hà Nội cho biết - “Để giúp các em yêu thích và dễ tiếp thu các môn học tiếng Việt gồm Văn học, Địa lý, Lịch sử, nhà trường phải đầu tư nhiều cho việc đào tạo giáo viên giảng dạy các môn này để họ có thể truyền tải các nội dung theo chương trình Việt Nam nhưng bằng phương pháp hiện đại giống như phương pháp giáo viên người Anh sử dụng để dạy các môn học bằng tiếng Anh”.
Mặc dù thiếu chuẩn để thẩm định chương trình Việt Nam học của các trường quốc tế nhưng đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Tham khảo chương trình Việt Nam học của trường quốc tế xây dựng thì thấy nội dung khá phong phú, cách thức truyền đạt hấp dẫn, sinh động, gắn liền thực tiễn. Việc tích hợp liên môn Văn - Sử - Địa được các trường này xây dựng thành những chủ đề đan xen kiến thức các môn học. Ví dụ như nói về chủ đề văn hóa truyền thống Tết dân tộc thì học sinh sẽ được hiểu cặn kẽ về nguồn gốc, sự tích bánh chưng, được trực tiếp gói bánh, thưởng thức sản phẩm của mình...
Hay như giới thiệu về Lễ hội Đền Hùng, các em được trang bị kiến thức dựng nước của Vua Hùng, về văn hóa phong tục thờ cúng tổ tiên, lý giải vì sao Vua Hùng chọn đất Châu Phong để đóng đô... Cách thức tích hợp, giảng dạy kết hợp trải nghiệm khiến học sinh hứng thú và sáng tạo”.
Cũng theo Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện đơn vị này đang kiến nghị Bộ GD-ĐT sớm ban hành chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh quốc tịch Việt Nam theo học ở các trường quốc tế. Đây cũng là nguyện vọng của các trường cũng như phụ huynh học sinh người Việt đang lựa chọn mô hình giáo dục quốc tế.
Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016
Học trường quốc tế có bị "Tây" hóa?
19:35
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét