Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Trướng bụng, viêm gan chỉ vì thức ăn nhanh

Lạm dụng đồ ăn nhanh là nguyên nhân khiến cô bé 5 tuổi bị viêm gang trầm trọng (ảnh minh họa)

Cô bé nhập viện và được khẳng định chưa từng có tiền sử viêm gan B, viêm gan C hay viêm gan do virus khác. Vậy nhưng, lá gan của cô bé mới 5 tuổi lại bị tổn thương cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh nhi bị trướng bụng, vàng da – biểu hiện rõ ràng nhất của căn bệnh viêm gan. Quá trình tìm hiểu sau đó, các bác sĩ không khỏi ngỡ ngàng khi biết: Tình trạng tồi tệ cô bé gặp phải có nguyên nhân từ 3 món ăn từ cửa hàng fast – food.



Câu chuyện về ca bệnh hy hữu của bé Nana (5 tuổi) đã làm xôn xao dư luận Trung Quốc. Hàng loạt cảnh báo về thói quen lạm dụng thức ăn nhanh (fast – food), sự thiếu hiểu biết của chính người lớn đối với khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ... đã được đưa ra. Bởi không ai dám tin, từ một bé gái khỏe mạnh, hoạt bát, chưa từng có tiền sử bệnh viêm gan, Nana lại bị tàn phá sức khỏe nhanh đến như vậy.
dịch vụ hoàn thiện làm bctc năm
Theo thông tin được đăng tải, bé Nana nhập viện trong tình trạng vàng da, bụng trướng, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần uể oải. Quá trình xét nghiệm sau đó, các bác sĩ không khỏi lo lắng trước mức độ tổn thương nghiêm trọng với lá gan của Nana. Tỷ lệ hồng tố gan bilirubin và transaminase trong gan đều rất cao, chứng tỏ tình trạng gan bị ảnh hưởng nặng nề chỉ trong một thời gian ngắn.

Quá trình tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến căn bệnh cho bé, các bác sĩ được gia đình tiết lộ: Hoàn cảnh bé Nana khá đặc biệt. Lúc còn sơ sinh, bé sống cùng cha mẹ và được chăm sóc chu đáo. Nhưng gần đây, cha mẹ Nana bận công việc nên phải gửi cho cho ông bà nội để đi làm ở xa. Vì chiều cháu, lại thương hoàn cảnh bé thiếu thốn tình cảm khi xa bố mẹ, nên hễ cháu thích ăn gì là ông bà lại cho ăn. Mỗi ngày sau khi đi học về, ông bà đều cho bé vào cửa hàng đồ ăn nhanh trên phố. Mỗi khẩu phần ăn của bé mua ở cửa hàng bán đồ ăn nhanh đều là gà rán, khoai tây chiên và nước ngọt có ga.

Chỉ sau 6 tháng, không chỉ thấy hiện tượng Nana tăng cân lên rất nhiều mà còn có biểu hiện bệnh gan một cách rõ ràng, đến khi bụng bé to ra thì gia đình mới đưa bé đi khám. Bây giờ, nhìn gương mặt “xanh xao vàng vọt” của cháu mình, bà của bé không khỏi dàn dụa nước mắt. Bà không ngờ rằng “các món ăn nhanh nước ngoài” (fastfood) lại có thể gây ra nguy cơ như vậy.
dịch vụ báo cáo thuế trọn gói
Giúp trẻ tự vệ trước nguy cơ sức khỏe

Theo các bác sĩ khám cho bé Nana, những thực phẩm là đồ ăn nhanh được chiên rán (cụ thể ở đây là món gà rán, khoai tây chiên) có chứa một lượng lớn các gốc tự do hoạt động. Chúng có thể làm hỏng các axit béo, tàn phá các loại vitamin A.E... trong cơ thể, gây tổn thương gan và thậm chí gây ra bệnh viêm gan nghiêm trọng. Thức ăn chiên rán cũng chứa rất nhiều chất béo, nếu sử dụng dài hạn sẽ gây ra cho cơ thể những rủi ro cao hơn nhiều so với nguy cơ trung bình của bệnh gan nhiễm mỡ.

Qua trường hợp của Nana, các bác sĩ tiếp tục nhấn mạnh, sức khỏe của trẻ em phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của người lớn. Việc biết về các nguy cơ gây bệnh cho trẻ để phòng tránh là điều vô cùng quan trọng. Nếu người lớn không “quán triệt” được việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ một cách thông minh hơn, thì những trường hợp đáng tiếc như Nana sẽ ngày càng nhiều hơn.

Vậy, phải làm sao để giúp trẻ tránh nguy cơ sức khỏe luôn rình rập? Trả lời câu hỏi này không đơn giản và đòi hỏi trách nhiệm, sự hiểu biết của chính người thân, các bậc phụ huynh. Trong giai đoạn “phát triển vàng” từ 1-5 tuổi của trẻ, dinh dưỡng luôn là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực.
dịch vụ kế toán trọn gói quận 3
Đặc biệt, trong giai đoạn từ 3-5 tuổi, dinh dưỡng sẽ là yếu tố quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao. Ở giai đoạn này, các mẹ cần phải đầu tư chăm sóc dinh dưỡng tối ưu bởi đây sẽ là nền móng vững chắc cho tầm vóc cao lớn khi trưởng thành. Để giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định. Những bữa ăn hàng ngày của bé cần phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia), tốt nhất là các bữa ăn của trẻ được chế biến từ thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo. Bên cạnh đó, việc chia ra các giai đoạn (theo nhóm tuổi) để xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng cần được thực hiện. Nhờ vậy, trẻ được đảm bảo chế độ dinh dưỡng chính xác, phù hợp với nhu cầu phát triển cơ thể trong từng thời kỳ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét