Hàng ngày, trong phòng riêng, nước mắt giàn giụa, N. dùng lưỡi lam rạch trên thân thể mình. Lúc đầu N. làm vậy để hù dọa cậu bạn còn sau đó “không làm vậy thì tim em đau đến chết”. Ban đầu N. cắt nhẹ ở tay rồi chuyển dần các vị trí khác trên cơ thể, vết rạch mỗi ngày một sâu, một dài thêm.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
“Sự việc xảy ra hơn 3 tháng trời nhưng bố mẹ em không hề hay biết. Em gần như bỏ bê học hành, đến lớp vật vờ như một cái bóng. Sau lần phát hiện sự việc, tôi thường xuyên gọi điện cho em để em bớt buồn đau, bớt hành hạ bản thân. N. nói nếu tôi nói cho bố mẹ em, em sẽ tự vẫn ngay”, cô giáo bộc bạch.
Một trường hợp khác về cậu học trò tên Thanh (tên nhân vật đã được thay đổi) lớp 7 tại TPHCM cũng vì thất tình nên “bất cần đời” làm nhiều người lạnh gáy được chuyên viên của trường chia sẻ. Cậu học trò có tình cảm với cô bạn cùng lớp, cả hai… đã có lời tình cảm qua lại với nhau. Được một thời gian, cô bạn công khai tình yêu với chàng “người yêu” học lớp 9.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Như điên như loạn, Thanh từng chặn được đánh “tình địch” nhưng nhỏ con hơn nên thua cuộc. Cảm giác bất lực, hàng ngày cậu học trò 13 tuổi thường mua rượu về phòng uống “cho say để quên nỗi sầu”.
Nguy hiểm nhất, Thanh còn nuôi ý định dùng dao xử cả hai rồi sẽ chọn cái chết. Cũng may giáo viên chủ nhiệm phát hiện sự bất thường ở cậu học trò và đưa em lên phòng tư vấn học đường. Thanh nói rằng mình muốn trả thù “kẻ thứ ba” và để được chết cùng người mình yêu.
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Giáo viên tư vấn cho hay: “Trường hợp học trò “điên” vì tình như trường hợp này bây giờ không hiếm và rất khó giúp các em lấy lại cân bằng nhất là khi thiếu sự hợp tác từ gia đình. Có ca tôi trao đổi với bố mẹ để cùng tìm cách hỗ trợ các em thì càng tồi tệ hơn khi cha mẹ quay sang mắng chửi trẻ”.
Đến tình hết là… chết!
Không chỉ dừng lại ở việc hủy hoại bản thân khi tình cảm tan vỡ, đã có không ít học trò đang tuổi ăn tuổi học chọn cái chết… vì tình.
TS Phạm Văn Khanh, công tác ở Sở GD-ĐT tỉnh Tiền Giang kể lại câu chuyện đau lòng về mối tình tay ba tuổi học trò xảy ra ở địa phương mình. Hai cậu học sinh bậc THPT cùng có tình cảm một cô bạn gái. Một thời gian dài giữa hai cậu đã xảy ra tranh chấp, thường cãi vã nhau. Sau đó, cả hai hẹn cô bạn gái, ba mặt một lời cho rõ mọi chuyện.
Cậy này nói rằng mình không thể sống thiếu “người trong mộng” và đề nghị “tình địch” hãy rút lui, nhường lại cho mình. Cậu kia không vừa, bảo rằng mình còn yêu cô gái gấp bội lần như vậy. Cả hai yêu cầu cô gái đưa ra quyết định “Chọn ai?”.
Sau một hồi lấn cấn, cô gái tiến tới nắm tay một trong hai người, nói rằng mình chọn người này. Cậu học trò “thua cuộc” trong mối tình tay ba lập tức chọn hành động hết sức nông cạn: nhảy sông tự vẫn.
Chỉ cần một lý do nhỏ, gặp những rắc rối trong cuộc sống, nhiều học trò đã không ngại… liều mình tìm đến cái chết. Trong khi đó, ở lứa tuổi này các em cực kỳ xem trọng chuyện tình cảm yêu đương. Vào thời điểm đang “yêu nồng nàn”, nhiều xem “đối phương” là thần tượng, là tất cả của mình. Không chấp nhận và không biết cách để đối diện khi “người yêu” quay lưng nên một số em hành động bồng bột như tìm cách trả thù hoặc sẵn sàng chết.
Cách đây không lâu, nữ sinh lớp 10 ở Nha Trang nhảy cầu tự vẫn vì những trúc trắc trong tình cảm với bạn trai. Hay ở Gia Lai, cậu học trò lớp 8 treo cổ tự vẫn để “chứng minh” tình yêu chân thành với cô bạn gái học tiểu học khi cho rằng “người yêu”… phụ bạc mình theo người khác . Và còn không ít người trường hợp học trò chọn kết thúc cuộc đời khi chuyện tình cảm không suôn sẻ.
Các em chọn cái chết vì tình, theo một chuyên gia tâm lý, trước hết do các em chưa hiểu tình cảm ở độ tuổi này chỉ đơn thuần là những cảm xúc đầu đời. Lúc này đang “điên cuồng” vì người này nhưng chỉ một vài hôm thôi, các em đã có thể… quay ngoắt sang “say” bạn khác. Cũng vì tình cảm của các em thay đổi như chong chóng nên dễ gây ra những rắc rối của tình tay ba, tay tư.
Tuy nhiên, đáng ngại nhất là không ít em xem những rung cảm đầu đời, xem người mình cảm mến là lẽ sống,là tất cả mà thiếu thì… chết còn hơn. Các em không chỉ chưa biết cách yêu thương, thiếu kỹ năng mà đó còn là biểu hiện cho thấy trẻ thiếu hụt về đời sống tình cảm - một mảng trắng mà gia đình và nhà trường đang bỏ ngỏ.
Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Khi học trò sẵn sàng “đổi mạng” vì… tình
18:53
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét