Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Dạy học ở bậc phổ thông đang... dàn hàng ngang

Một cách dạy áp dụng cho tất cả các cấp học

Đó là nhận xét của tiến sĩ Trần Nam Dũng (giải Nhì toán Quốc tế năm 1983, giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh) về phương pháp dạy và học toán trong nhà trường hiện nay, tại “Ngày hội toán học mở” do Viện Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán tổ chức ngày 21/8 tại Hà Nội.
học kế toán tại đồng nai
Theo TS Nam Dũng, hiện nay việc dạy đóng khung rất phổ biến. Trong nhà trường, giáo dục thực hiện theo lối dàn hàng ngang và cào bằng tất cả các đối tượng học sinh, không có sự phân loại theo năng lực. Giáo viên đưa ra mệnh đề, học sinh áp dụng máy móc, không hiểu bản chất. Càng lên các bậc học cao hơn, toán học càng khô khan và xa rời thực tiễn.

TS Dũng lấy thí dụ, trong một lớp, có thể có học sinh giỏi và học sinh yếu. Nếu không “dàn hàng ngang” mà phân chia ra trình độ học sinh để có cách dạy riêng, các em cá biệt về toán có thể được cải thiện thành tích học tập.
dịch vụ bctc vay vốn ngân hàng
“Giáo dục quá chú trọng về tư duy logic mà quên mất rằng con người có đến 8 loại hình thông minh khác nhau, bên cạnh thông minh logic còn có thông minh ngôn ngữ, thông minh nghệ thuật… Và mỗi học sinh đều có những năng lực, thiên hướng khác nhau”, TS Dũng cho biết.

Trong khi đó, theo TS Chu Cẩm Thơ, bất cập đầu tiên trong việc dạy - học toán hiện nay ở trường phổ thông là chúng ta không tin vào trẻ em có thể hoàn thiện bản thân mình một cách phù hợp nhất. Từ rất lâu, chúng ta ổn định một cách dạy, một nội dung cho tất cả các cấp học mà quên mất các em có thể tỏa sáng và tự tin trong trường học. Đấy là bất cập không chỉ trong môn toán mà còn ở trong tất cả các môn học khác.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Bất cập thứ hai, chúng ta chưa nhìn thấy sự chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung chương trình và các cách dạy học phù hợp với trẻ em. Đấy là hai sự bất cập cốt lõi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét