Việc đề xuất mua trụ sở làm việc của Bộ GTVT được tiến hành từ năm 2011. Khi đó, Bộ GTVT đề nghị chuyển đổi hình thức đầu tư trụ sở làm việc mới của bộ này từ hình thức Hợp đồng-Xây dựng (BT) sang mua trụ sở làm việc.
Thời điểm đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý về nguyên tắc về đề xuất này và đã giao cho cho Bộ GTVT được bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ này đang quản lý tại 80 Trần Hưng Đạo theo giá thị trường, đúng quy định của pháp luật để lấy tiền đầu tư trụ sở mới. Tuy nhiên, khi đó, Thủ tướng Chính phủ cũng không có chỉ đạo gì về xác định giá trị công trình xây dựng trụ sở làm việc mới của Bộ này (thực chất là giá mua).
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Cho đến tháng 4/2016 vừa qua, trả lời về đề nghị của Bộ GTVT về vấn đề trên, lãnh đạo Chính phủ đã giao cho Chính phủ hỏi ý kiến các Bộ về vấn đề này. Đáng chú ý nhất là ngày 9/6 vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức có ý kiến về việc này.
Cụ thể, theo Bộ Tài chính, chiểu theo quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại điều 13, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì Bộ GTVT được giao đất mà không thu tiền sử dụng đất để đầu tư xây dựng trụ sở.
trung tâm kế toán tại thủ đức
Việc này được thực hiện theo 2 cách: Một là giao cho tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc. Hai là giao ngân sách cho cơ quan trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc thực hiện đầu tư xây dựng. Và theo luật, không có phương thức mua trụ sở làm việc. Nếu theo các phương thức này, cơ quan nhà nước được giao đất sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc.
Đáng chú ý, Bộ Tài chính cũng nhắc đến việc năm 2011, Bộ này đã có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở mới của Bộ GTVT. Thời điểm đó, Bộ Tài chính cho rằng, việc hoán đổi như đề nghị của Bộ GTVT cần thực hiện theo giá thị trường. Giá trị trụ sở cũ tại 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội phải được xác định trên cơ sở định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá độc lập trình UBND Thành phố Hà Nội quyết định. Riêng giá trị công trình xây dựng tại trụ sở mới theo Bộ Tài chính cần căn cứ vào kết quả kiểm toán.
Bộ Tài chính cũng đã lưu ý, nếu có việc hoán đổi trụ sở cũ lấy trụ sở mới thì chênh lệch về giá trị phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và theo Luật Ngân sách nhà nước.
Tài sản lớn, không tổ chức đấu giá
Được biết, sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2011 đến nay, Bộ GTVT đã xúc tiến nhiều việc để triển khai. Quan trọng nhất là lãnh đạo Bộ này đã ký với Công ty Hợp Thành một hợp đồng nguyên tắc về việc mua trụ sở làm việc mới của Bộ GTVT và bán chỉ định tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Bộ này quản lý ở trụ sở hiện đang sử dụng.
Đáng chú ý, cho đến tháng 2/2016, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Hợp Thành đối với lô E2, khu đô thị mới Cầu Giấy (Phường Yên Hoà-Cầu Giấy, Hà Nội) để thực hiện dự án khối nhà A, Tổ hợp kinh doanh phát triển công nghệ tin học MITEC để bán cho Bộ GTVT làm trụ sở mới.
Với đề nghị mới đây nhất của Bộ GTVT (tháng 4/2016) về phương thức mua trụ sở làm việc mới, Bộ Tài chính đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ GTVT vận dụng quy định tại điều 14, Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước để xác định giá mua tài sản trên đất là toà nhà văn phòng MITEC tại lô E2, khu đô thị mới Cầu Giấy theo giá thị trường tại thời điểm nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất).
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Theo nguồn tin của Dân trí, Bộ Tài chính cũng đã lý giải về việc này. Bộ này cho rằng, thực chất đây là việc hoán đổi có xử lý chênh lệch giữa giá trị trụ sở làm việc mới và giá trị cơ sở nhà, đất tại trụ sở làm việc cũ. Về bản chất, theo Bộ Tài chính, việc này tương tự như hình thức BT đầu tư xây dựng công trình tại vị trí mới và thanh toán bằng quỹ đất của cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước tại vị trí cũ. Chỉ khác là trong hình thức BT thì Nhà nước sẽ giải phóng mặt bằng và giao quỹ đất để nhà đầu tư xây dựng công trình BT tại vị trí mới. Còn trong trường hợp này thì quỹ đất để xây dựng trụ sở mới của Bộ GTVT lại là đất của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc Bộ GTVT đầu tư, mua trụ sở theo cách trên cũng vẫn gây ra nhiều thắc mắc. Bởi vì cách đầu tư mua trụ sở mới này rất khác so với cách nhiều bộ, ngành khác thời gian qua đầu tư, xây dựng trụ sở mới. Thường thì, như Bộ Tài chính đã nêu, các bộ, ngành muốn có trụ sở mới thì Nhà nước giao cho tổ chức có chức năng thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc hoặc là Nhà nước cấp ngân sách cho cơ quan trực tiếp sử dụng trụ sở làm việc thực hiện đầu tư xây dựng chứ không để các bộ, ngành mua trụ sở làm việc mới.
Hơn nữa, ở đây, giá trị tài sản Nhà nước tại 80 Trần Hưng Đạo là lớn, tại sao không thực hiện theo hình thức đấu giá ? mà giao cho một công ty tư nhân mà hiện nay, không mấy ai biết về năng lực tàì chính, năng lực đầu tư xây dựng công trình lớn.
Vị trí trụ sở ở Bộ GTVT hiện nay ở 80 Trần Hưng Đạo có thể coi là vị trí "đất vàng", ở trung tâm thành phố Hà Nội (tổng diện tích khoảng 8000 m2), nếu đấu giá có thể thu được số tiền lớn để đầu tư, xây dựng một công trình trụ sở làm việc khang trang cho một bộ lớn như Bộ GTVT. Bởi vì, giá mặt tiền đường Trần Hưng Đạo hiện nay, theo đáng giá của nhiều chuyên gia bất động sản, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/m2 (khu đất trụ sở Bộ GTVT còn tiếp giáp 2 mặt phố khác). Và cũng chưa rõ, nếu được giao khu đất ở 80 Trần Hưng Đạo, Công ty Hợp Thành sẽ làm gì trên khu đất "vàng" này, có đúng quy hoạch, chính sách quản lý của UBND Thành phố Hà Nội về đất đai không ?
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016
Nhiều câu hỏi về cách Bộ Giao thông vận tải mua trụ sở mới
02:10
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét