This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Đón lõng giá xe rẻ, chợ ô tô mọc như nấm sau mưa

Khác biệt so với phố xe hơi Nguyễn Văn Cừ, các cửa hàng bán ô tô trên các tuyến phố trên có cơ sở vật chất không khác các ki ốt ở các chợ: biển hiệu tạm bợ, không có thiết bị phòng cháy chữa cháy, đại lý ô tô bán đủ các loại xe, từ xe tiền tỷ đến xe ô tô vài trăm triệu cũng có.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Để lôi kéo khách hàng, nhiều cửa hàng bán xe đưa ra nhiều cách thức khuyến mại hấp dẫn, có nơi cho mua trả góp chỉ cần chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và số tiền vỏn vẹn 30 triệu đồng.

Ghi nhận của PV Dân trí tại điểm bán ô tô trả góp, chủ đại lý chỉ yêu cầu chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu và nộp số tiền ban đầu 30 triệu đồng là có thể sở hữu xe ô tô. Mức trả góp tùy thuộc vào giá trị xe, thời gian vay và hợp đồng giữa các bên.

Theo một số người dân tại Mỹ Đình, sự xuất hiện ngày càng nhiều đại lý ô tô là do nhu cầu mua bán lớn, trong đó đặc biệt là dòng xe cũ. Nhiều gara sửa xe, bán phụ tùng săm lốp cũng dựng biển bán xe mà không cần giấy phép đăng ký kinh doanh. Các đại lý trưng xe lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè và chiếm dụng luôn không gian của nhiều cư dân sống bên trong.
học kế toán thực tế tại hoàng mai
Chủ một đại lý ô tô gần tòa nhà Keangnam cho hay, xu hướng mở đại lý, chợ ô tô tại đây diễn ra từ gần 2 năm nay khi tuyến Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến được thông xe sang đường Nguyễn Xiển rồi tỏa đi các hướng như Đại Lộ Thăng Long, Lê Văn Lương kéo dài… Tuy nhiên, từ năm ngoái đến nay số cửa hàng, đại lý bán xe được lập ra đông hơn gấp 2 lần so với trước, hình thành tuyến phố kinh doanh ô tô quanh khu vực tòa cao ốc Keangnam.

Ngoài khu vực đường phố Phạm Hùng, gần tòa nhà Keangnam Vina, tuyến đường Dương Đình Nghệ (Cầu Giấy) cũng có đến gần 20 đại lý ô tô các loại từ xe cũ, mới, xe lắp ráp trong nước cho đến xe nhập khẩu. Chỉ quãng đường chưa đầy 2km, đã có đến gần 20 đại lý xe ô tô.

Theo tìm hiểu, nhiều cửa hàng lập ra do nhu cầu mua xe của người dân tăng nhanh, đặc biệt phố Phạm Hùng đang dần trở thành trung tâm của nhiều tuyến đường, trung tâm mua sắm nên nhiều người đã bỏ hàng chục tỷ để thuê, mua những khu đất để không làm xưởng bán xe.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại gia lâm
“Thấy người ta mở được, mình cũng mở, miễn sao không làm ăn gian dối và buôn gian bán lận và trốn thuế là được. Xe nhập về, xe bán cho khách đều có hóa đơn chứng từ đầy đủ và khách hàng của tôi không hề phàn nàn điều gì. Giá xe sắp rẻ, dân buôn rất “nhạy cảm” trong việc chọn địa điểm để mở cửa hàng, đại lý buôn bán trong tương lai. Buôn có bạn, bán có phường, tôi cũng mới chuyển địa điểm về đây tròn 1 tháng để kinh doanh”, chủ đại lý bán ô tô giấu tên cho hay.

Theo tìm hiểu, chợ xe trên có đủ các loại từ xe siêu đắt như Lamborghini, Porsche, xe đua của Mercedes đến các mẫu xe thời thượng, sang chảnh như Mercedes, BMW hay Audi… Tuy nhiên, nhiều nhất vẫn là các dòng xe nhỏ, giá rẻ như: Kia Morning, Yaris, Deawoo, Getz…. Khách hàng ở đây cũng thượng vàng hạ cám, từ những người mới đi xe đến dân sành sỏi mua xe cũ trốn đăng ký hay đến khách tỉnh xa mua xe làm ăn, kinh doanh. Giấy tờ và mọi thủ tục liên quan đến chiếc xe đều được các đại lý cam kết chuyển cho khách hàng trong 5 ngày là xong.

Một doanh nghiệp "đòi nợ" Bộ Tài chính hơn 20 tỉ đồng

Sáng 5/11, hơn 500 doanh nghiệp (DN) đã đối thoại với Bộ Tài chính về vấn đề thuế và hải quan tại TP.HCM.

Đến đối thoại đòi... tiền

Tranh thủ giờ giải lao buổi đối thoại, bà Vũ Thị Hoài Sơn, Giám đốc Công ty Tân Nhất Hương, tiến thẳng đến bàn của Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn để trao đổi và đòi... 21 tỉ đồng tiền hoàn thuế.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tp hcm
Chuyện là công ty này nộp hồ sơ hoàn thuế và đã được quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế nhưng tiền tươi thóc thật lại chưa nhận được. “Nghĩa là ngành thuế đang nợ chúng tôi, trong khi đáng lẽ đã có quyết định thì phải hoàn ngay chứ” - bà Sơn nhấn mạnh.
địa chỉ học kế toán tại hà nam
Bà Sơn cũng cho hay dù công ty đã nhiều lần phản ánh trực tiếp ở các cuộc đối thoại cấp TP.HCM trước đó nhưng vẫn chưa được giải quyết số tiền trên.

Ngay sau bà Sơn, đại diện Công ty U. (TP.HCM) cũng phản ánh rằng hồ sơ hoàn thuế của công ty nộp đã lâu, song không được giải quyết do cơ quan thuế đưa ra hết lý do này đến lý do khác. Trước đây công ty thuộc diện hoàn trước - kiểm tra sau. Thế nhưng đến lần hoàn thuế đầu năm 2015, khi công ty xin hoàn 11 tỉ đồng thì đột nhiên cơ quan thuế chuyển thành kiểm tra trước - hoàn sau và hết đòi bổ sung hồ sơ chứng từ lại đến yêu cầu xác minh thông tin.

Trước đó, đại diện Công ty Cổ phần Xăng dầu và Dịch vụ Hàng hải S.T.S phản ánh hồ sơ hoàn thuế của công ty bị Chi cục Thuế quận 1 (TP.HCM) từ chối bất hợp lý.

“Chi cục Thuế nói rằng chúng tôi bán dưới giá thị trường nên không chấp nhận giá bán và số thuế giá trị gia tăng mà công ty khai nên không cho hoàn thuế. Chi cục áp giá bán như giá của các DN khác. Trong khi đó, kinh doanh thì phải có giá cao, giá thấp, giá sỉ, giá lẻ chứ đâu có bán cùng một giá như nhau được” - đại diện Công ty S.T.S than phiền.
thuê dịch vụ báo cáo tài chính
Trả lời DN này, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định nếu giao dịch mua bán có thật, có đầy đủ chứng từ thì phải chấp nhận giá của DN, tức cho hoàn thuế.

Đến cuối buổi đối thoại, khi nghe người điều hành xướng tên công ty cuối cùng được nêu câu hỏi trực tiếp, một nữ doanh nhân bức xúc tiến đến bàn của ban tổ chức. Nữ doanh nhân này yêu cầu được phát biểu trường hợp của mình về việc bị “ngâm” hồ sơ hoàn thuế. Đáng tiếc thời gian đối thoại không đủ để Bộ Tài chính trả lời trực tiếp, vì vậy ban tổ chức hứa sẽ trả lời bằng công văn sau.

Xe đang chạy sao bảo người khác bước lên?

Không chỉ bức xúc về chuyện hoàn thuế, một số ý kiến còn bức xúc về thủ tục rối rắm, phức tạp.

Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Các DN khu công nghiệp TP.HCM, nhận xét thời gian qua ngành thuế có cải cách nhưng chưa triệt để. Ví dụ, cho phép DN được tự kê khai và khai qua mạng. Có điều khai sao cho đúng, cho đủ là chuyện còn gây tranh cãi.

“Tranh cãi nhau, DN kiện, Cục Thuế TP.HCM thua kiện. Cục Thuế mà thua kiện là điều đáng buồn chứ, vì một cơ quan quản lý thuế mà vận dụng quy định sai, hiểu quy định không chính xác... thì ai sẽ hiểu cho đúng được đây?” - ông Bé đặt vấn đề.

Ông Bé cũng ví von trong hoàn cảnh quy định không rõ ràng, sửa tới sửa lui hoài mà bắt DN thực hiện thì khác gì xe đang chạy mà bảo người ta bước lên. Nói một cửa mà nhiều ổ khóa quá, đi mở khóa từng ổ rồi mới qua được cửa.

“Theo tôi, cần đẩy mạnh dịch vụ khai thuế công và khai thuế tư. Ở các nước phát triển, người dân cũng nhờ khai thuế thu nhập cá nhân mà. Bên cạnh đó, họ có tổ chức tham vấn để tham vấn với các hiệp hội, tập đoàn lớn. Khi cần ban hành quy định, chính sách mới hay có vướng mắc phát sinh… thì mời tham vấn để giải quyết ngay. Chứ có ai như ở ta, vướng mắc thì hằng ngày, hằng tháng mà cả năm mới được nói với Bộ Tài chính một lần!” - ông Bé đề xuất.

Có chuyện cán bộ thuế lợi dụng làm khó

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết vướng mắc về hoàn thuế tại TP.HCM đang ở mức độ nghiêm trọng. Do đó Bộ đã cử một đoàn công tác làm việc với TP.HCM suốt một tuần qua. Từ đó rà soát toàn bộ hồ sơ hoàn thuế, xem rõ vì lý do gì mà vướng mắc, trách nhiệm của các chi cục thuế như thế nào.

Phân tích sơ bộ nguyên nhân chậm hoàn thuế, ông Tuấn cho biết có những DN không đủ hồ sơ chứng từ, có đơn vị thuộc diện rủi ro cần kiểm tra. “Tuy nhiên, tôi cũng biết bên cạnh những vấn đề trên thì có những cán bộ thuế lợi dụng làm khó, mình phải xử lý” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Ông Tuấn khẳng định sẽ chỉ đạo Cục Thuế TP.HCM giải quyết đúng quy định, không để DN thuộc diện ưu tiên, hoàn thuế trước - kiểm tra sau mà bị chậm trễ trong việc hoàn thuế (quy định là 40 ngày từ ngày nhận hồ sơ).

Về lâu dài, ông Tuấn nhấn mạnh để giải quyết hoàn thuế đúng quy định, không vướng nữa thì ngành thuế phải làm như hải quan. Theo đó, đưa hồ sơ thủ tục lên mạng hết, công khai hết thì mới khắc phục được vấn đề chậm hoàn thuế. Qua đó để DN có thể biết được hồ sơ của mình đang nằm ở đâu, giải quyết thế nào, vướng cái gì.

“Thậm chí DN này có quyền biết DN khác cùng hoàn cảnh với mình được hoàn hay chưa, tại sao mình chưa được hoàn mà người ta được hoàn rồi” - ông Tuấn nhấn mạnh.

2,5 tỷ USD đầu tư nhà máy thép tại Dung Quất

Theo đó, Tập đoàn Hòa Phát xin đầu tư nhà máy thép với công suất 4 triệu tấn/năm (giai đoạn 1 là 2 triệu tấn/năm trên diện tích 150ha), sản phẩm sản xuất gồm thép dài chất lượng cao, thép hình và thép tấm; Vốn đầu tư từ 2 - 2,5 tỷ USD.

Tổng quy mô dự án cần khoảng 300 - 350ha, số lao động khoảng 5.000 người, trong đó giai đoạn 1 cần khoảng 3.000 người. dịch vụ kế toán thuế trọn gói

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng cho biết: “Nhà đầu tư đề nghị xin Thủ tướng Chính phủ cho phép dự án được hưởng các ưu đãi về thuế và tiền thuê đất tương tự dự án thép Quang Lian. Đồng thời, đề nghị giải quyết dứt điểm về đất, tài sản gắn liền với đất của nhà đầu tư cũ và Tập đoàn Hòa Phát sẽ thanh toán lại theo nguyên tắc dự án mới sử dụng được”.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Hiện nay, tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận ý kiến đầu tư của 2 đơn vị là Tập đoàn Hòa Phát và Tập đoàn Hoa Sen cùng chọn đầu tư trên vị trí dự án thép Guang Lian. Nhà đầu tư đang lựa chọn 2 phương án, đó là: chuyển nhượng dự án và đầu tư mới trên một phần diện tích 375ha của dự án thép Guang Lian.

Sau khi Tập đoàn Hoa Sen khảo sát và trao đổi ý tưởng đầu tư, vào ngày 14/10/2015, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản gửi Tập đoàn Hoa Sen nhưng đến nay vẫn chưa nhận hồi âm. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đề nghị Thường trực Tỉnh ủy xem xét, đồng ý chủ trương cho Tập đoàn Hòa Phát nghiên cứu đầu tư như nội dung đề nghị trên.
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Trước đó, vào tháng 9/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép đầu tư cho nhà máy thép Guang Lian. Sau 9 năm, nhà đầu tư này xin điều chỉnh giấy phép đầu tư 5 lần. Đến tháng 7/2015, chủ đầu tư xin ngừng dự án vì không có khả năng thu xếp vốn.

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Lãi suất cho vay khó biến động mạnh

Huy động ồ ạt, lo kéo lãi vay

Cách đây vài ngày, Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) tăng khá mạnh lãi suất huy động các kỳ hạn trên 3 tháng với mức tăng cao nhất lên tới 0,5%/năm. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng được tăng 0,2% lên 5,2%/năm; mức tăng 0,5%/năm thuộc về các kỳ hạn 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng lên 6,0%/năm. Đây là lần thứ hai, DongABank điều chỉnh lãi suất huy động sau khi bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) kiểm soát đặc biệt ngày 14/8/2015.

Cũng trong tháng 10, Ngân hàng Phương Đông đã tăng lãi suất kỳ hạn 12, 18 tháng và 21 tháng từ 6,6% lên 6,8 %/năm, kỳ hạn 24 tháng từ 6,7% lên 6,9%/năm. Sacombank tăng lãi suất kỳ hạn từ 9 tháng trở lên với mức tăng 0,1 - 0,2%/năm. Ngày 28/10, Viet Capital Bank điều chỉnh lần thứ hai trong tháng các kỳ hạn với mức cộng thêm 0,2%/năm.

Ngân hàng tăng lãi suất huy động do cần nguồn vốn cuối năm, khiến doanh nghiệp lo ngại phải vay vốn với lãi suất cao hơn, đẩy giá thành sản phẩm tăng. Trước hiện tượng này, chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực, Trường đào tạo cán bộ BIDV phân tích: “Việc tăng lãi suất chỉ diễn ra ở một số ngân hàng cổ phần, đặc biệt các ngân hàng nhỏ do muốn tranh thủ đón nguồn vốn và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Còn các ngân hàng lớn, không có hiện tượng tăng lãi suất bởi thanh khoản dồi dào. Lo ngại khả năng thị trường tăng mạnh lãi suất vay là khó xảy ra”.
dịch vụ kế toán quận 5-6-7-8
Như để minh chứng, tại thời điểm này, biểu lãi suất đầu vào của các “ông lớn” quốc doanh như Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV vẫn đứng yên. Tại bảng lãi suất của Vietcombank, từ kỳ hạn 12 tháng cho tới 60 tháng, công bố cùng mức 6%/năm, còn kỳ hạn ngắn không thay đổi.

Ông Hồ Văn Tuấn, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Thăng Long (Hà Nội) khẳng định: Từ nay đến cuối năm, về cơ bản lãi suất sẽ ổn định. Tại chi nhánh hiện đã huy động được hơn 10.000 tỷ đồng, nhưng dư nợ cả chi nhánh khoảng 5.300 tỷ đồng còn lại điều về trung ương.

“Về cho vay đầu ra, ngân hàng xếp hạng khách hàng, tùy theo hồ sơ vay và đối tượng có thể khác nhau, nhưng trung bình hiện lãi suất trung dài hạn khoảng trên 10%/năm; ngắn hạn khoảng 8,5%/năm”, ông Tuấn cho biết.

Vẫn ngóng khách vay tốt

Chia sẻ với PV, một giám đốc chi nhánh cấp 1 của Agribank cho rằng, thời điểm này, khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu cần vốn “nóng” cuối năm, các ngân hàng đều tranh thủ rốt ráo. Tuy nhiên, khác với khối sản xuất vay trung dài hạn, với nhóm đối tượng này, theo ông, không phải lãi suất mà thủ tục, cơ chế cho vay là điều kiện họ quan tâm nhất.
học kế toán tại minh khai hoàng mai
“Chúng tôi thuyết phục mãi mới được một doanh nghiệp thu mua xuất khẩu cà phê về vay tại chi nhánh ngân hàng. Nhưng khi trình hồ sơ lên thẩm định, phòng ban chuyên môn lại không đồng ý phê duyệt do muốn cầm chắc thủ tục cầm cố trong khi hoàn toàn có thể quản lý qua dòng tiền”, vị này kể.

Theo ông, nếu để chờ lâu, tất yếu, doanh nghiệp sẽ đến với ngân hàng khác do không muốn lỡ dịp làm ăn. Còn chi nhánh sẽ mất cơ hội giải ngân cho khoản vay vài chục triệu USD.

“Tìm được một khách hàng tốt rất khó khăn nên để lỡ sẽ rất tiếc. Đến thời điểm này, chi nhánh mới đạt hơn 60% kế hoạch năm, hiện cầm chắc khó hoàn thành”, ông nói vẻ mệt mỏi.

Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng cả nước tính đến hết tháng 10 tăng ước khoảng 13%. Năm nay dự kiến sẽ tăng 16-17%. “Đúng là thị trường chưa hết khó khăn nên nhu cầu vay vốn của nhiều doanh nghiệp không quá bức bách. Có điều bây giờ các doanh nghiệp đều đã dễ thở hơn khi muốn vay vốn hay tiếp cận với ngân hàng”, ông Nguyễn Tiến Đông, Vụ trưởng Các tổ chức tín dụng, nói.

Ông Hồ Văn Tuấn cũng cho rằng, đến thời điểm này, ngân hàng rất muốn tăng mạnh tín dụng và cho vay ra. Tuy nhiên trên thực tế, không dễ tìm thấy khách tốt ngay.
dịch vụ báo cáo tài chính tại hà đông
Theo kết quả khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, dù có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay, song hiện có tới 30% doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn và 30% doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận. Trong khi đó, nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ của Chính phủ đã ban hành lại chỉ đến được với khoảng 5-10% số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trước dự báo lạm phát sẽ thấp nhất trong một thập kỷ qua chỉ tăng 2%, có khuyến nghị NHNN cần những bước tiến trong điều hành để tính tới giảm lãi suất. Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, TS Trần Du Lịch khẳng định sẽ kiến nghị NHNN, Hội đồng tư vấn Tài chính tiền tệ quốc gia nghiêm túc xem xét việc giảm thêm 2% lãi suất cho vay từ năm 2016. Theo ông Lịch, các doanh nghiệp cho rằng, lạm phát kỳ vọng năm nay dưới 2%, lãi cho vay trung và dài hạn vẫn 9-10%/năm thì không thể tái cơ cấu được.

Nợ công lên tới 2,7 triệu tỷ đồng: "Đóng băng" bội chi ngân sách?

Phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 3/11 “nóng” lên với vấn đề cân đối thu chi ngân sách nhà nước (NSNN).
học kế toán thực tế tp hcm
Đại biểu Trần Văn (đoàn Cà Mau) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách cho biết, tình trạng mất cân đối ngân sách kéo dài liên tục ở mức trên 5% GDP/năm. Nếu tính theo giá trị tuyệt đối thì đều tăng mạnh hàng năm, từ 112.000 tỷ năm 2011 lên 226.000 tỷ đồng năm 2015.

Đó là chưa kể nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP) cho đầu tư để ngoài cân đối ngân sách và giải ngân nguồn vốn ODA. Ví dụ năm 2015, vốn TPCP là 85.000 tỷ đồng, còn vốn ODA giải ngân vượt dự toán là 30.000 tỷ đồng.

Do đó, nợ công tăng rất nhanh, bình quân 5 năm khoảng 20%/năm, từ khoảng 1,3 triệu tỷ đồng năm 2011 lên dự kiến 2,7 triệu tỷ đồng năm 2015.
dịch vụ hoàn thuế gtgt
Trong khi đó, từ năm 2013 trở lại đây, Việt Nam không cân đối được đủ nguồn để trả lãi nợ gốc các khoản vay của Chính phủ đến hạn phải trả và phải vay nợ mới để trả nợ cũ, giá trị năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2013, lần đầu tiên phải vay để đảo nợ với mức 40.000 tỷ đồng thì năm 2014 là 77.000 tỷ đồng, năm 2015 khoảng 125.000 tỷ đồng.

“Khó có thể nói mọi việc đều suôn sẻ khi nợ đến hạn chúng ta không trả được mà phải cơ cấu lại nợ theo hướng kéo dài thời gian”, ông Văn nhận xét.

Vị đại biểu cũng chỉ ra rằng, việc tăng chi đầu tư chủ yếu là vốn vay, chưa phải là tích lũy của nền kinh tế đã dần trở thành gánh nặng của ngân sách nhà nước, trong đó chi thường xuyên không giảm do bộ máy nhà nước cồng kềnh, nặng lực quản lý nhà nước, năng lực cán bộ công chức nhà nước chưa được cải thiện, thủ tục hành chính rườm rà, rắc rối; lễ hội nặng nề, tốn kém.

Theo đại biểu tỉnh Cà Mau, không thể để NSNN lâm vào thế bị động như hiện nay “khi chúng ta phải tìm mọi cách để cân đối, kể cả bán đi tài sản đang sinh lời, vay nợ mới trả nợ cũ, vay nước ngoài trả nợ trong nước và huy động cả cổ tức của doanh nghiệp Nhà nước để đưa vào cân đối NSNN”.
dịch vụ kế toán quận gò vấp
Ông Văn đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét "đóng băng" mức bội chi ngân sách 254.000 tỷ đồng năm 2016 cho 3 năm liên tiếp, thay vì tăng hàng năm theo tỉ lệ phần trăm so với GDP để giảm dần tỉ lệ bội chi/GDP.

Đồng thời, "đóng băng" biên chế nhà nước trong 3 năm để xác định lại vị trí việc làm của cán bộ công chức, tiến tới giảm mạnh trong những năm tiếp theo, song song với lộ trình cải cách hành chính và thực hiện Chính phủ điện tử. Dừng tuyệt đối xây dựng các công trình, dự án không thật cần thiết.

“Tôi cho rằng đã đến lúc chúng ta phải tự giác thắt lưng buộc bụng trước khi buộc phải thắt lưng buộc bụng theo yêu cầu của các định chế tài chính nước ngoài”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ngân sách, tài chính phát biểu.

Cũng tại phiên thảo luận này, đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam) đánh giá, trong chi tiêu ngân sách vẫn còn được sử dụng nhiều cho lễ hội, sự kiện, chi cho đi công tác nước ngoài vẫn chiếm tỉ trọng cao.

Trong khi đó, chi cho đầu tư phát triển, nhất là chi cho đầu tư cơ bản, các chương trình mục tiêu quốc gia vẫn còn dàn trải, chưa có trọng tâm trọng điểm nên hiệu quả không cao, thậm chí là lãng phí.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) cho biết, ông không tán thành với đề nghị phương án sử dụng khoảng 10.000 tỷ đồng tiền bán bớt cổ phần Nhà nước tại doanh nghiệp để xử lý hụt thu ngân sách Trung ương.

Bởi theo ông Hùng, “như thế khác gì ăn vào vốn cố định, mục đích bán vốn là để đầu tư vào chỗ có hiệu quả hơn chứ không phải để tiêu”.

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

“Triệu phú” bò sữa xứ rau lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Sau vài ba lần hẹn, chúng tôi mới có dịp ghé trang trại bò sữa của ông chủ trẻ tại thôn 2, xã Đạ Ròn (Đơn Dương). Nhìn đàn bò sữa hơn 30 con béo tròn, ít ai biết được đây là thành quả lao động miệt mài với hai bàn tay trắng, mà chủ nhân của trang trại này đã gây dựng suốt nhiều năm liền.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tp hcm
Anh Sơn kể, sinh ra và lớn lên tại miền quê nghèo ở Hà Tĩnh, do cuộc sống khó khăn, năm lên 10 tuổi, anh đã phải theo gia đình vào lập nghiệp ở xứ rau huyện Đơn Dương (Lâm Đồng). Sau khi học xong THPT, anh không chọn con đường bước vào giảng đường như bạn bè cùng trang lứa mà đã quyết định gắn bó với ruộng vườn để phụ giúp gia đình.

Ban đầu, do gia đình ít đất canh tác nên nhiều lúc anh còn phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống. Quanh năm lam lũ vất vả làm hết công việc này đến việc khác nhưng cuộc sống cũng không mấy khấm khá lên, sau nhiều đêm trăn trở, anh Sơn nghĩ phải tìm hướng đi mới, tự mình làm chủ mới mong thoát nghèo.
địa chỉ học kế toán tại nghệ an
Nghĩ là làm, sau khi tích góp được ít vốn liếng cùng với sự giúp đỡ của gia đình, anh đã bỏ tiền đầu tư chăn nuôi heo. Lúc đầu, do ít vốn, anh chăn nuôi heo giống để nhân đàn. Nhờ chịu thương chịu khó, học hỏi tìm hiểu các kỹ thuật chăm sóc gia súc tốt, sau một thời gian đàn heo của gia đình anh Sơn sinh trưởng và phát triển tốt, anh đã xuất bán được lứa heo đầu tiên.

Cứ như vậy trong một thời gian dài, với cách làm “lấy ngắn nuôi dài”, đàn gia súc của gia đình anh Sơn ngày một tăng đàn nên kinh tế gia đình anh khấm khá lên.

Song, anh nhận thấy Đơn Dương không chỉ là xứ rau mà còn là “thủ phủ” của nghề chăn nuôi bò sữa ở Lâm Đồng. Nhờ bò sữa mà kinh tế của người dân Đơn Dương ngày một khởi sắc. Cộng với đó, năm 2012, khi bò sữa đang “lên ngôi” và phong trào nuôi bò sữa phát triển mạnh tại địa phương, anh đã quyết định chuyển sang đầu tư nuôi bò.
địa chỉ học kế toán tại hà nam
Lúc đó, giá bò sữa giống lên đến 50 - 70 triệu đồng/con nên Nguyễn Văn Sơn bán cả đàn heo mới mua được 1 con bò sữa. Để thực hiện ước mơ làm giàu và làm chủ bản thân, anh đã mạnh dạn vay ngân hàng hơn 200 triệu đồng để mua bò sữa giống về nuôi. Thế nhưng việc chuyển đổi vật nuôi, nhất là cách chăm sóc bò sữa không hề đơn giản.

Một lần nữa anh Sơn lại lặn lội khắp nơi tìm hiểu các kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc con bò sữa. Tìm hiểu qua sách báo, mạng Internet… cộng với một chút kiến thức chăn nuôi nên anh đã quyết định sẽ gắn bó với nghiệp bò sữa.

Sau khi có số vốn trong tay anh bắt đầu xây dựng chuồng trại, tìm kiếm nguồn thức ăn phù hợp, trồng thêm cỏ để phục vụ cho đàn bò. Ban đầu, khi mới bắt đầu nuôi, anh chỉ có 3 con bò sữa. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật đàn bò phát triển tốt và cho sữa. Cùng với đó, với số vốn xoay vòng từ việc bán sữa, đến nay anh Sơn đã phát triển đàn bò sữa lên đến 31 con, trong đó có 18 con đang cho sữa.

Anh Sơn chia sẻ: “Lúc đầu mới nuôi, tôi cũng gặp không ít khó khăn, bởi bò sữa là loại động vật khá kén thức ăn, dần dần thì mọi việc dễ dàng hơn khi mình nắm bắt được các nhu cầu của chúng. Nhờ được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, nên đàn bò cho sản lượng sữa rất cao.

Hiện, với 18 con bò đang cho sữa, trung bình mỗi ngày đều thu được gần 400kg sữa, với giá sữa hiện tại mà tôi đang nhập cho công ty sữa là 12,5 ngàn đồng/kg (trước đây là 14,5 ngàn đồng). Vì vậy, mỗi tháng gia đình tôi có bỏ túi được gần 150 triệu đồng”.

Cũng theo anh Sơn, để chăn nuôi bền vững, mình phải tạo được sự liên kết và tìm được đầu ra ổn định. Nhờ vậy, trong thời qua khi giá sữa bị tụt giảm khiến nhiều hộ dân địa phương không bán được phải đổ bỏ, nhưng sản lượng sữa của đàn bò gia đình anh vẫn bán với giá ổn định. Anh lý giải, những hộ dân không bán được sữa là do chăn nuôi tự phát, không ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên đầu ra khó khăn.

Hiện nay, trang trại bò sữa không những giúp anh Sơn từ hai bàn tay trắng trở thành “triệu phú bò sữa” mà còn tạo công ăn việc làm cho lao động ở địa phương với thu nhập ổn định.

Ngoài nuôi bò sữa, Nguyễn Văn Sơn còn tích cực tham quan, học hỏi để đưa một số giống vật nuôi mới về nuôi thử nghiệm, với mong muốn nhân rộng cho các nhà nông trẻ khác tại địa phương. Anh đã từng tiên phong áp dụng mô hình nuôi dế, tắc kè, rắn… thử nghiệm.

Không chỉ làm kinh tế giỏi mà Nguyễn Văn Sơn còn là một cán bộ Đoàn gương mẫu, luôn nhiệt tình trong các hoạt động phong trào để góp phần tạo sân chơi lành mạnh cho đoàn viên, thanh niên. Anh cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên trong chi đoàn tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa… ở khu dân cư tại địa phương.

Bên cạnh đó, anh cũng không ngừng động viên, giúp đỡ các đoàn viên khác trong chi đoàn mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để vươn lên làm giàu chính đáng. Vừa sản là nhà nông xuất kinh tế giỏi, lại tích cực tham gia công tác Đoàn ở địa phương nên anh Sơn nhiều lần được tuyên dương, khen thưởng.

Bí thư Huyện Đoàn huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), anh Nguyễn Hồng Anh cho biết: “Nguyễn Văn Sơn là một thanh niên tiêu biểu tại địa phương. Với nỗ lực của mình, cậu ấy đã vươn lên làm giàu chính đáng, tạo công ăn việc làm cho nhiêu thanh niên trong xã.

Không những sản xuất kinh tế giỏi, mà Sơn còn rất nhiệt tình tham gia công tác Đoàn tại địa phương. Tấm gương Bí thư Chi đoàn thôn 2, xã Đạ Ròn Nguyễn Văn Sơn xứng đáng để nhiều thanh niên nông thôn khác học tập”.

Báo động sinh viên bị buộc thôi học

Theo khảo sát của PV Tiền Phong ở một số trường đại học, trung bình mỗi năm, một trường đại học có từ vài chục đến vài trăm sinh viên bị buộc thôi học, cùng hàng trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ. Đỉnh điểm mới đây nhất, hơn 1.000 sinh viên của Trường Đại học Tây Nguyên đã và đang đứng trước nguy cơ bị buộc thôi học (chiến 1/15 số sinh viên toàn trường). Trong con số hơn 1.000 sinh viên này, có 415 trường hợp đã bị thôi học, số còn lại đang đứng trước nguy cơ “báo động đỏ”.

Tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, ông Phạm Thái Sơn, Phó phòng Đào tạo trường cho biết, trung bình mỗi năm học, nhà trường có hơn 2.000 sinh viên bị cảnh cáo học vụ và buộc thôi học. Trong đó, có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học (gồm hơn 100 sinh viên thuộc hệ đại học, còn lại là sinh viên ở các hệ cao đẳng khác). Ông Lê Quang Thành, Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, sau mỗi học kỳ, nhà trường đuổi học khoảng 100 sinh viên cùng với vài trăm sinh viên khác bị cảnh cáo học vụ rải đều ở các ngành học.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Ông Thành phân tích: “Làm một phép tính đơn giản, mỗi năm trường tuyển khoảng 3.000 sinh viên hệ đại học, cao đẳng chính quy, tức số sinh viên toàn trường mỗi năm khoảng 13.500 sinh viên thì tỷ lệ sinh viên bị buộc thôi học hàng năm khoảng 1,4%. Tôi xin không bình luận về con số này là nhiều hay ít, cao hay thấp nhưng đối với một gia đình khi có con em bị buộc thôi học là một điều thật khủng khiếp”.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, mỗi năm cũng có cả trăm sinh viên bị buộc thôi học. “Cụ thể, số lượng sinh viên bị buộc thôi học của trường này qua các năm như sau: Năm 2012 có 275 sinh viên, năm 2014 có 249 sinh viên, năm 2015 có 100 sinh viên, trong đó, đỉnh điểm năm 2013, nhà trường buộc thôi học đến hơn 500 sinh viên”, ông Nguyễn Phương, Trưởng phòng Đào tạo trường này cho biết. Tương tự, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM kết thúc học kỳ 1 vừa qua, trường này buộc thôi học 201 sinh viên, cảnh cáo học vụ gần 100 sinh viên; Trường Đại học Nông Lâm TPHCM buộc thôi học 280 sinh viên, cảnh cáo hàng trăm sinh viên khác…
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Một trong những sinh viên bị buộc thôi học trong kỳ vừa qua, Đ.P.C (quê Đồng Nai) sinh viên khoa Cơ khí chế tạo máy, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có học lực quá yếu khi hai học kỳ liên tiếp, C. chỉ đạt được mức điểm trung bình 1.27 và 0.93 điểm. Nguyên do học yếu của C. là không theo kịp chương trình dẫn đến chán học. “Từ khi chán học, em bắt đầu đi chơi nhiều hơn, hết cà phê thì đến nhậu… đến khi nhà trường cảnh cáo lần thứ hai rồi buộc thôi học luôn em mới sững sờ và rất hối hận”, C. tâm sự.

Mải chơi, thiếu tự học, tự nghiên cứu

Nói về việc sinh viên bị buộc thôi học ngày càng nhiều, ông Lê Quang Thành, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường Đại học Giao thông Vận tải TPHCM cho rằng, có nhiều nguyên do, tuy nhiên nguyên do chính nằm ở bản thân của sinh viên. Theo ông Thành, khả năng thích nghi với việc tự học và phân bố khối lượng, kế hoạch học tập từ khi học Tiểu học đến THPT, các em được sắp xếp theo lớp học cứng, được thầy cô giáo kiểm tra kiểm soát rất ngặt nghèo. “Tuy nhiên, khi vào học đại học, việc tự học, tự nghiên cứu được yêu cầu rất cao. Sinh viên hiện nay ít quan tâm tới vấn đề này, các em cứ học theo mô hình: Gần kỳ thi thì cặm cụi học, đến khi thi không đạt và sẽ bị cảnh báo học vụ dẫn đến buộc thôi học”, ông Thành nói.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết, nguyên do sinh viên bị buộc thôi học chủ yếu do các em quá sa đà vào các trò chơi trên thế giới ảo. “Ngoài ra, việc định hướng nghề nghiệp yếu, các em chọn ngành, chọn nghề theo yêu cầu của gia đình, theo phong trào bạn bè mà không theo xu thế, khả năng bản thân… Bên cạnh đó, nhiều sinh viên chỉ tập trung làm thêm, bị những người bán hàng đa cấp dụ dỗ dẫn đến không phân bổ được thời gian học tập; việc ưa chuộng bằng cấp, quy định tuyển sinh còn nhiều bất cập… cũng là nguyên nhân làm kết quả học tập yếu kém”, ông Dũng nói.

Minh chứng cho việc này, N.H.A (quê Trà Vinh) sinh viên năm 2, ngành Kế toán, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đang đứng trước nguy cơ bị buộc thôi học do học lực yếu (hai học kỳ trước đó đều có mức điểm tổng kết dưới 1.0). Hiện A. đang bị cảnh cáo học vụ mức 3. “Ngày nào em cũng làm thêm từ sáng đến chiều, công việc có khi là phục vụ quán nhậu, có khi bán quán cà phê nên gần như không có thời gian để học bài. Thậm chí, có bữa em phải bỏ cả thi vì xin nghỉ nhưng chủ không cho”, A. tâm sự.

Cũng đang đứng trước nguy cơ bị buộc thôi học, N.V.T, sinh viên năm 3 Trường Đại học Ngân hàng TPHCM được biết đến là cao thủ nghiện game. Mỗi ngày, T. lao đầu vào game từ 5 - 7 giờ đồng hồ, nhiều bữa mê game, T. bỏ luôn cả học lẫn đi thi.