Phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), đơn vị trực tiếp tham gia soạn thảo Dự thảo Nghị định trên.
Chấm dứt tình trạng: vừa đá bóng, vừa thổi còi!?
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanhLà người trực tiếp soạn thảo Dự thảo Nghị định, ông có thể cho biết đâu là phương pháp luận và cơ sở thực tiễn để Ủy ban có số tài sản nắm giữ cực lớn như vậy ra đời?
- Hiện, trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện nhiều chức năng: quản lý, ban hành chính sách, điều tiết thị trường và cung ứng... Những chức năng này không để một cơ quan bộ quản lý tất cả. Lâu nay, việc một bộ vừa quản lý ngành lại vừa ban hành chính sách vừa chủ sở hữu doanh nghiệp thuộc ngành đó. Điều này khiến xung đột thị trường và lợi ích, khiến các chính sách điều tiết thiên về hướng có tính ưu tiên, ưu đãi cho ngành của mình. Khiến thị trường méo mó, bất bình đẳng, không cạnh tranh. Nguy hại hơn là nó khiến phân bố nguồn lực cũng méo mó, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, nền kinh tế phát triển dưới tiềm năng.
trung tâm kế toán tại thủ đứcĐiều quan trọng nhất là hiện thực hiện quyền sở hữu, quản lý tài sản Nhà nước trong DNNN, ở các bộ đang phân tán, rời rạc. Điều này khiến vừa mất hiệu quả, hiệu lực của vốn Nhà nước, nguồn lực. Đồng thời, quan trọng nhất, khi có thất thoát tài sản Nhà nước, không ai chịu trách nhiệm cuối cùng cả.
Có nghĩa là quản lý DNNN, tập đoàn tại nhiều bộ, ngành đang có sự yếu kém?
- Với tư cách đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại một Bộ thì ông bộ trưởng có trả lời được câu hỏi: Tại thời điểm này, tài sản của một công ty nào đó giá trị bao nhiêu, cơ cấu như thế nào, tháng này doanh thu được bao nhiêu? Tất cả những thông tin đó tôi tin rằng họ không nắm được. Và nếu như họ cần một thông tin nào đó thì họ phải công văn đi hỏi, quản lý – kiêm nhà đầu tư như thế theo tôi không phải là nhà đầu tư khôn ngoan.
Nếu là nhà đầu tư giỏi, quản lý tốt điều đầu tiên phải biết được vốn của mình là cái gì, đáng giá bao nhiêu, đang nằm ở đâu, ở đâu sinh lời, ở đâu sinh lời nhiều hơn. Phải nắm được, phân tích được những thông tin như thế thì đó mới là nhà đầu tư, mới thực hiện được chức năng trụ sở. Chính vì lý do trên khiến việc thành lập Ủy ban trên theo tôi là tất yếu phải làm nếu không cải cách kinh tế, cứ để như hiện nay sẽ thất bại.
Có ý kiến cho rằng, Ủy ban này thuộc chính phủ thì sẽ là cơ quan hành chính và nó sẽ chẳng khác gì siêu Bộ cả?
- Điểm tranh cãi nhiều nhất là điều kiện pháp lý: Cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan ngang bộ hay cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng tôi cho rằng, điều khác biệt lớn nhất là Ủy ban này phải thiên về chức năng đầu tư. Không phải cơ quan quản lý và làm việc theo kiểu Nhà nước, cần thay đổi tư duy này.
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khaiVề tuyển người, đây là điều tôi đơn giản. Nhà nước cứ đưa ra bài toán, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể, xã hội Việt Nam còn có nhiều người tài giỏi. Nếu không, chúng ta có cơ chế huy động chuyên gia nước ngoài vào quản lý. Mô hình sử dụng, quản lý con người của các tập đoàn xuyên quốc gia còn lớn hơn Việt Nam nhưng họ vẫn làm được, chặt chẽ và có cạnh tranh.
Không thể đưa cán bộ công chức, viên chức cỡ Vụ trưởng, Cục trưởng vào Ủy ban. Nếu tuyển 1 cách cơ học, thuần túy, hành chính của các Vụ trưởng thì nhìn trước khả năng thất bại. Phải chọn những người là chuyên viên đầu tư, những người CEO có năng lực, trình độ theo yêu cầu.
Bán vốn để chi thường xuyên, 5 năm nữa sẽ mất hết DNNN
Trước đây, SCIC cũng được kỳ vọng như mô hình của Temasek (Singapore) nhưng chưa thành công, việc lập Ủy ban lớn như vậy có khả thi hay không thưa ông?
- Ở Việt Nam chưa có mô hình nào đúng nghĩa cả. SCIC thu hẹp vấn đề nhỏ nhưng chưa làm được nhiều. Chúng ta phải học tập kinh nghiệm của các mô hình quản lý DNNN như Sasac (Trung Quốc), Temasek (Singapore) và Bộ Quản lý DNNN (Indonesia). Nói chung, Việt Nam có rất nhiều mô hình, có rất nhiều bài học nhưng chúng ta có thực hiện được hay không, áp dụng cho Việt Nam hay không là chuyện khác.
Siêu ủy ban có thể thành hoặc bại đều do việc xây dựng cơ chế hoạt động, quản lý, giám sát nhưng chúng ta phải dũng cảm làm. Còn nếu cứ để như hiện nay, DNNN sẽ thất bại. Nếu chúng ta cứ bán cổ phần, tài sản của DNNN để bỏ vào ngân sách dùng để chi thường xuyên thì chỉ 5 năm nữa sẽ mất khu vực DNNN.
Theo ông, việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban, việc giám sát sẽ người đứng đầu của Ủy ban này sẽ ra sao khi họ quản lý trong tay cả đống tài sản của Nhà nước và có rủi ro thâu tóm quyền lực, báo cáo sai?
- Theo tôi, có 2 cách kiểm soát, từ nội bộ và từ bên ngoài. Chính phủ phải đặt ra được 1 mục tiêu rõ ràng, từ mục tiêu đó đặt ra các chỉ tiêu để đo lường. Muốn làm được như vậy thì phải thiết lập cơ chế công khai hóa các hệ thống thông tin đầy đủ về cơ cấu, giá trị tài sản, kết quả kinh doanh và việc công khai này phải thường xuyên và liên tục. Giám sát bên ngoài là giám sát của thị trường, chuyên gia, báo chí và đánh giá từ các tổ chức nước ngoài liên tục và theo chuẩn mực. Hai thiết chế, lằn ranh pháp luật này vừa phải đảm bảo cạnh tranh vừa chống độc quyền.
Có ý kiến cho rằng, để Ủy ban trên làm việc hiệu quả nên tiến hành cổ phần hóa, sắp xếp lại hoặc bán bớt tài sản của DNNN, cổ phần của tạp đoàn, Tổng công ty để Ủy ban này đỡ phình to, cồng kềnh?
- Chúng ta đã và đang làm đồng thời sẽ làm song song. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, thời gian qua đã thí điểm rất nhiều, thực hiện rất nhiều nhưng không khả thi. Chính vì vậy, thời gian tới, cần quản lý theo nguyên tắc 80:20. Nghĩa là chỉ quản lý khoảng 20 tập đoàn, tổng công ty nhưng số vốn và tài sản của Nhà nước thì chiếm 80%. Mảng lớn 20 thì tập đoàn, tổng công ty này cũng sẽ dần dần cổ phần hóa nhưng cái tiếp tục nữa là cơ cấu hóa tài sản Nhà nước, bán đi rất nhiều những chỗ khác. Ví dụ như SCIC cũng có thể sẽ bán từ 1000 đến vài trăm tỷ đồng để lấy vốn đầu tư vào chỗ khác, tôi cho rằng vấn đề này rất quan trọng.