Nội dung Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trả lời các vấn đề:
Tình hình thực hiện chương trình cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới giáo dục cơ bản, toàn diện,đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội.
dịch vụ báo cáo tài chính quận bình chánhThực hiện phân luồng cho học sinh cấp phổ thông để định hướng nghề nghiệp;
Công tác quản lý chất lượng đào tạo, nhất là chất lượng đào tạo của các trường đại học do địa phương quản lý.
Giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực.
Việc thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.
Giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020.
Cùng tham gia trả lời chất vấn có các Bộ trưởng, Trưởng ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ.
Đề án ngoại ngữ 2020 có đạt mục tiêu không? : Không!
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nhận được 59 ý kiến của các đại biểu trong phiên chất vấn sáng nay.
Mở đầu chất vấn, đại biểu Dương Minh Ánh, Hà Nội hỏi 2 câu hỏi với Bộ trưởng về Đề án Ngoại ngữ 2020 trong giáo dục quốc dân với tổng kinh phí gần 9 nghìn tỉ đồng. Trong đó, giai đoạn 2008- 2015 đã tiêu hết 5 nghìn tỉ đồng nhưng sau gần 8 năm thực hiện, chưa đạt được mục tiêu như mong muốn. Với nhiều hạn chế và 4 nhóm giải pháp mà Bộ trưởng đã nêu trong báo cáo với Quốc Hội, ông có khẳng định, đến năm 2020 dự án này có đạt được mục tiêu như mong muốn hay không?
Câu hỏi 2, mà đại biểu Ánh đặt câu hỏi trong thông tư 01 của Bộ GD&ĐT quy định về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ông đưa ra nghịch lý là chúng ta đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của học sinh, SV cao hơn giảng viên, giáo viên. Theo Bộ trưởng, như vậy có đảm bảo tính logic?.
dịch vụ báo cáo tài chính tại nhà bèTrả lời câu hỏi trên đề án có đạt mục tiêu hay không, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: Không!
Bộ trưởng dẫn giải, trước hết dạy và học ngoại ngữ là vấn đề lớn cần phải có thời gian và chi phí rất lớn. Khi xây dựng đề án, Bộ rất cố gắng đưa ra một lộ trình với quyết tâm cao. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, có gặp nhiều vấn đề về thời gian, về kinh phí... Với trách nhiệm Bộ trưởng, chúng tôi nhận trách nhiệm bám sát để thực hiện mục tiêu này.
Do đó gần đây chúng tôi cho rà soát để điều chỉnh về cách tiếp cận. Không phải Đề án 2020 chịu trách nhiệm đào tạo các vấn đề ngoại ngữ cho tất cả các nhóm đối tượng. Nếu đặt vấn đề như vậy là không khả thi mà phải tập trung vào các nhóm như: Chương trình nội dung phải được biên soạn có hệ thống, hội nhập quốc tế chứ không phải theo năng lực giáo viên.
Thứ hai, khâu chuẩn bị về năng lực giáo viên qua rà soát là chưa đạt, do đó chúng tôi nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Thứ 3, những phương thức tổ chức giảng dạy tập trung thiết kế theo phương thức đào tạo trực tuyến từ xa, nhấn mạnh tới xã hội hóa. Với tinh thần tiếp cận ấy, sắp tới chúng tôi sẽ trình Chính Phủ phương án điều chỉnh về đề án này. Trong đó, có điều chỉnh các khung bậc. Thay bằng phân kinh phí cho địa phương thì nay tập trung cho chuyên môn.
Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore từ khi độc lập, họ đã có một nền ngoại ngữ tương đối tốt nhưng khi đạt được trình độ tiếng Anh trung bình phải mất 38 năm. Do đó, phải có thời gian.
Tới đây, chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Nội vụ và đương nhiên nhóm cán bộ có điều kiện phát triển, phải cho học thêm, tránh tình trạng mua bán chứng chỉ.
Đối với nhóm giáo viên không còn điều kiện dài nữa thì không ép. Một khi có lộ trình và đúng nhóm đối tượng thì sẽ khả thi.
Đại biểu Huỳnh Sang đặt câu hỏi về vấn đề đào tạo sau đại học, với thực trạng và yêu cầu thực tiễn cũng đã cho thấy, việc đào tạo sau đại học ở nước ta trong nhiều năm gần đây còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với chất lượng đặt ra về đào tạo sau đại học cũng như yêu cầu cung cấp nhân lực chất lượng cao cho đất nước?
Đối với vấn đề đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số trong giới trí thức, đại biểu Huỳnh Sang đặt câu hỏi, Bộ trưởng có giải pháp gì trong thời gian tới trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc thiểu số nói riêng?
dịch vụ báo cáo tài chính tại quận 2Đại biểu Cao Thị Xuân, Thanh Hóa, đặt câu hỏi, tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm, tính đến nay có hơn 191.000 sinh viên không có việc làm gây lãng phí cho dân, cho nước? trách nhiệm của Bộ trưởng sảy ra tình trạng trên và giải pháp thời gian tới? Với tư cách là tân Bộ trưởng Bộ trưởng đưa ra giải pháp như thế nào để nâng cao chất lượng giải tỏa trong nhân dân để giải tỏa bức xúc trong xã hội như dạy thêm học thêm, bạo lực học đường, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao?
Nhiều đại biểu khác đã đề cập tới vấn đề đưa sách Công nghệ giáo dục, phân luồng, thi THPT quốc gia 2017?, đề án Ngoại ngữ 2020...
Trả lời câu hỏi của đại biểu Huỳnh Sang, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hiệu qủa đào tạo nhân lực chất lượng cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ chương trình, nội dung đến điều kiện vật chất, giáo viên, tài chính trong nội bộ trường đại học. Ngoài ra, còn yếu tố khác như môi trường kinh tế - xã hội khách quan.
Bộ trưởng Nhạ cho biết, nhìn chung chất lượng đào tạo của chúng ta đã được cải thiện. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ không đáp ứng được yêu cầu chất lượng. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành các quy chế, quy định, chuẩn đảm bảo chất lượng đầu ra nhân lực. Tuy nhiên, hệ thống quản lý chất lượng bằng văn bản còn thiếu và chưa đồng bộ. Trách nhiệm trong khâu giám sát, chế tài cũng còn hạn chế. Trong quá trình đào tạo, gắn với đào tạo dân tộc có hai luồng ý kiến một là các cháu vào rồi ưu tiên, du di để các cháu ra trường; hai là thắt chặt, siết chặt đào tạo để các cháu ra trường phải có chất lượng. Tôi đồng ý hướng thứ 2.
Về chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là người dân tộc thiểu số, Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm bồi dưỡng bằng việc xây dựng hệ thống trường bán trú, nội trú. Tuy nhiên quá trình xét đầu vào, thi tuyển chưa chặt chẽ, dẫn đến các cháu vào học rồi tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Khi cử tuyển, chúng ta không chú ý đến định hướng nghề nghiệp chỉ quan tâm các cháu học tốt, gia đình khó khăn thì chọn nhưng không quan tâm yêu cầu, nhu cầu nhân lực của địa phương sau khi ra trường. Do vậy, ưu tiên, cử tuyển phải gắn với nhu cầu nhân lực, ngay cả đối với dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng trong việc đào tạo, phát triển nhân lực chất lượng cao là người thiểu số.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Cao Thị Xuân, Bộ trưởng Nhạ cho rằng, vấn đề dạy – học thêm có rất lâu rồi, gây bức xúc nhưng cũng là vấn đề có thật, tự thân. Chúng ta chỉ cấm dạy thêm học thêm biến tướng, tiêu cực. Bộ chỉ đạo địa phương, cơ sở giáo dục quản lý dạy thêm đúng hướng. Đến nay, vấn đề dạy – học thêm có xu hướng đi vào ổn định hơn nhưng vẫn còn hiện tượng dạy – học thêm biến tướng. Trách nhiệm của Bộ sẽ phải sát sao, phối hợp với cơ sở địa phương tăng cường giám sát.
Về bạo lực học đường, đây là vấn đề bức xúc và có xu hướng gia tăng. Trong số 22 triệu HSSV thì số có xu hướng bạo lực là số nhỏ. Nhưng số này cũng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục nói chung.
Bộ trưởng Nhạ cho rằng, ở đây có nhiều nguyên nhân về gia đình, xã hội, mặt trái kinh tế thì trường nhưng trách nhiệm của Bộ là giáo dục đạo đức, lôi sống. Đơn cử, Bộ sẽ dạy môn Giáo dục công dân từ cơ sở, xây dựng chương trình thực tế, thiết thực với cuộc sống, chú trọng việc bồi dưỡng đạo đức tốt đẹp cho học sinh.
Phân luồng đào tạo: Tránh cưỡi ngựa xem hoa
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Minh Chuẩn về phân luồng, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, xét chất lượng về kiến thức thì chúng ta không phải quá tệ. Nhưng khi ra trường, chắc chắn những yếu tố trải nghiệm, trình độ ngoại ngữ, công nghệ thông tin cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do vậy, chúng tôi chỉ đạo điều chỉnh chương trình nội dung bám sát yêu cầu thị trường, có xin ý kiến của doanh nghiệp về yêu cầu chất lượng nhân lực. Tuy nhiên, Bộ cũng còn hạn chế ở chỗ chưa giám sát xem họ có ý kiến không. Tới đây, Bộ sẽ đẩy mạnh việc giám sát, phân luồng, định hướng.
Trong phân luồng từ lớp 9, các môn khoa học, công nghệ phải tăng. Nội hàm của chương trình phải thực tiễn, khi bố trí giảng dạy cũng phải thực tế, tránh “cưỡi ngựa xem hoa”. Khi vào THPT thì định hướng phân luồng nghề nghiệp rất rõ, nhưng hiện tại vẫn chỉ có 5% học sinh chọn theo hướng học nghề. Tới đây, chúng tôi chỉ đạo trong chương trình phổ thông và SGK phải đặc biệt chú trọng việc phân luồng, định hướng nghề.
Ông Nhạ cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Khung hệ thống giáo dục quốc dân được các chuyên gia nước ngoài đánh giá rất cao kết hợp Khung trình độ 8 bậc của ASEAN thì tôi tin với khung trình độ này và đổi mới nội dung chương trình thì chúng ta mới đảm bảo chất lượng phân luồng. Bộ chỉ đạo, quán triệt sâu sắc việc xây dựng chương trình này, phối hợp các Bộ, đặc biệt là Bộ Thương binh xã hội.