This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.This theme is Bloggerized by Lasantha Bandara - Premiumbloggertemplates.com.

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

"Tình yêu thuở sinh viên đẹp vô cùng"

Các thủ khoa xuất sắc của các trường Đại học tại Hà Nội là chị Chu Hồng Minh – Phó chủ tịch hội Sinh viên Việt Nam – Thủ khoa trường ĐH Văn Hóa, anh Trần Trọng Biên – Thủ khoa trường ĐH Dược năm 2015, chị Hà Thanh Thủy – thủ khoa trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2015 đã chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong việc học tập trên giảng đường Đại học, cũng như những kỉ niệm đẹp về quãng thời gian sinh viên với các tân sinh viên tại Hà Nội.
dịch vụ hoàn thiện làm báo cáo tài chính
Các bạn sinh viên đến từ nhiều trường ĐH khác nhau như ĐH Luật Hà Nội, ĐH Văn hóa, ĐH Sư phạm, ĐH Bách Khoa đã đặt ra rất nhiều câu hỏi, thắc mắc cũng như những quan điểm của mình, để những người anh, chị đi trước truyền đạt lại bí quyết giúp các bạn tự tin hơn với quãng thời gian sinh viên đang mở ra trước mắt.

Trước lời băn khoăn: “Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?”, anh Trần Trọng Biên đã thẳng thắn: “Đây là một thắc mắc vô cùng quen thuộc đối với những bạn sinh viên mới bước vào cánh cổng trường Đại học, nhất là với những bạn từ quê nhà đến Thủ đô giống như anh.
học kế toán trên phần mềm misa
Có nhiều bạn cho rằng đỗ Đại học, tức là mình đã trưởng thành, cần tự lập cho cuộc sống của mình, cũng như đi làm thêm để có thêm kinh nghiệm, trải nghiệm trong cuộc sống. Điều đó không sai, nhưng anh nghĩ các bạn nên cân nhắc kĩ về công việc mình sẽ làm có giúp gì cho công việc chính trong tương lai mà bạn đã định hướng cho bản thân hay không, cũng như sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng đến việc học.

Khi đã tự trả lời được 2 câu hỏi đó, anh nghĩ các bạn nên đi làm thêm, ngay cả từ khi mới vào năm nhất”.
dịch vụ kế toán thuế tại quận9
Một câu hỏi là tâm trạng chung của rất nhiều bạn sinh viên về cách thức dạy và học ở trường Đại học: “Em đã nhập học được 1 tháng rưỡi, và thấy trường Đại học có quá nhiều tài liệu, em đọc không hiểu gì, và cũng không thể đọc hết được. Em nghe thầy giảng cũng ... không hiểu gì, anh chị có thể cho em giải pháp để hiểu bài kịp tiến độ chương trình học không?”

Cả 3 diễn giả đã cùng đưa ra quan điểm: “Phong cách, cách thức giảng dạy ở trường Đại học rất khác so với cấp phổ thông, dù là ở trường học tín chỉ hay niên chế. Các thầy cô sẽ chỉ định hướng, giảng giải những vấn đề chung, còn sinh viên phải tự tìm hiểu, tự học rất nhiều qua mạng, qua sách báo.

Nếu trong lớp em có một vài bạn đã hiểu bài, em hãy nhờ bạn đó giảng lại, chắc chắn cách mà bạn em giảng sẽ dễ hiểu hơn cách của các giảng viên. Còn nếu cả lớp không ai hiểu bài, thì hãy mạnh dạn yêu cầu thầy cô giảng lại, chẳng ai từ chối những sinh viên ham học hỏi như vậy cả.”

Không khí của buổi talkshow thực sự trở nên nóng và sôi động hơn khi một bạn đặt câu hỏi: “Sinh viên có nên yêu hay không? Khi nào yêu thì được?”. 3 diễn giả đã chia sẻ những kỉ niệm riêng về tình yêu sinh viên của mình, cũng như đưa ra những lời khuyên dành cho tân sinh viên.

Chị Chu Hồng Minh chia sẻ: “Chị nghĩ rằng tình yêu sinh viên là nên có, chị đã có tình yêu sinh viên từ năm hai Đại học. Đối với chị, tình yêu sinh viên đẹp vô cùng! Chị nghĩ rằng đó là một kỉ niệm, mà sau này dù kết quả có ra sao thì đó vẫn là quãng thời gian đáng nhớ với mỗi người”.

‘Cỏ Mỹ’ nguy hiểm hơn cần sa đang ‘hút’ giới trẻ

Phóng viên Báo CAND qua trao đổi với PGS.TS Thiếu tướng Ngô Sỹ Hiền, Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, được biết, trong 3 tháng gần đây, Viện này đã tiến hành giám định 9 vụ liên quan đến hành vi mua bán, sử dụng "cỏ Mỹ".

Trước đây, "cỏ Mỹ" xuất hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, thì nay tiếp tục xuất hiện tại các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bến Tre, Đắc Lắc,… chứng tỏ đang là "hàng hót" trong giới trẻ.
dịch vụ kế toán thuế tại tp hcm
Cụ thể, Công an tỉnh Đắc Lắc bắt được 2 vụ. Vụ thứ nhất, đối tượng là Vũ Mạnh Phú, (22 tuổi), trú tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar đang bán "cỏ Mỹ" hiệu Bonzai cho Phạm Phú Nam, (16 tuổi), cùng trú tại thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M'gar, thu giữ tại chỗ 6 gói nilon nhỏ chứa "cỏ Mỹ".

Khám xét nơi ở của Phú, Công an còn thu giữ thêm 11 gói "cỏ Mỹ". Tại cơ quan công an, Phú khai đây là "cần sa", mỗi gói bán với giá 50.000 đồng. Nhưng qua giám định tại Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an xác định trong mẫu thực vật khô gửi giám định có thành phần XLR-11, một hoạt chất gây nghiện nguy hiểm có trong "cỏ Mỹ", nó còn nguy hiểm hơn cả cần sa.
trung tâm đào tạo kế toán tại bắc ninh
Vụ thứ hai, qua mạng internet, đối tượng có tên là Trung, ở TP Buôn Ma Thuột "đặt hàng" Trần Nam Thành, trú tại phố Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội mua ma túy gửi vào cho Trung.

Ngày 6/9, Thành đã mua một ít "cỏ thơm" và 1 gói ma túy đá với giá 1,5 triệu đồng, bỏ trong hộp giấy gửi vào cho chị gái là Trần Thị Huyền Trang, trú tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, nhờ chị Trang nhận hộp giấy này, sẽ có người đến lấy. Bản thân chị Trang không biết bên trong hộp giấy là ma túy.
dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng
Ngày 8/9, chị Trang đưa hộp giấy có chứa ma túy đến chợ nơi chị bán hàng tạp hóa thì bị Công an phát hiện. Bên trong hộp giấy, ngoài số ma túy đá có trọng lượng hơn 4,4 gam, một gói thảo mộc khô ghi chữ "Scooby Snax", có trọng lượng gần 2g nghi là "cỏ Mỹ".

Như Báo CAND đã nhiều lần đưa tin lực lượng công an liên tiếp phát hiện, bắt giữ các vụ mua bán, tàng trữ, sử dụng "cỏ Mỹ" xảy ra thời gian qua trên phạm vi nhiều tỉnh. Đây là chất gây nghiện, khi sử dụng sẽ gây ảo giác mạnh, loạn thần, giãn đồng tử; kích động, căng thẳng, lo lắng, có thể có những tư tưởng cực đoan gây hại cho mình và người khác.

Tuy nhiên "cỏ Mỹ" (chất XLR - 11) gây nghiện chưa nằm trong danh mục các chất ma túy. Do vậy cần sớm bổ sung chất XLR-11 vào danh mục các chất ma túy để làm căn cứ cho cơ quan tố tụng các cấp xử lý triệt để với hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng thực vật khô có tên gọi “cỏ Mỹ”.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Thanh Hóa: Trường mầm non "sống chung" với Uỷ ban nhân dân xã

Thực trạng trên diễn ra nhiều năm nay tại trường mầm non xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa). Nhiều năm qua, nhà trường và công sở làm việc của UBND xã phải “sống chung” cùng nhau trên một khu đất, cùng chung cổng đi, chung một sân, dãy phòng học của trường thì sát bên hội trường và phòng làm việc của UBND xã.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tp hcm
Mới đến trường mầm non xã Cầu Lộc, không ai nghĩ đây lại là một ngôi trường mầm non vì cổng vào không có bảng tên, thay vào đó là biển chỉ dẫn “điểm giao dịch” UBND xã Cầu Lộc. Trong khuôn viên, ngoài các lớp học còn có hội trường, phòng làm việc của các ban ngành trong xã.

Chúng tôi đến trường mầm non Cầu Lộc đúng vào ngày xã này đang tổ chức hội nghị trong hội trường. Một số phòng ban của UBND xã vẫn mở cửa đón tiếp công dân, hội trường thì được đóng kín cửa, các đại biểu tham dự hội nghị thì im lặng nghe phát biểu. Sát bên hội trường, trong các lớp học sinh đang vui vẻ học bài nhưng với điều kiện phải im lặng, không được tạo ra tiếng ồn. Lớp nào không may gây ồn, ban giám hiệu lại phải chạy đến nhắc nhở giữ im lặng để các bác đang hội nghị.
thuê dịch vụ báo cáo tài chính
Để cho “hai bên cùng có lợi”, hội nghị thì không được mở to loa, ý kiến báo cáo cũng được trình bày kín trong hội trường “cửa đóng then cài”. Ngược lại, các cháu học sinh trong các lớp khi học bài cũng phải vặn nhỏ hết “volume” để không làm ồn đến “các bác”.

Trao đổi với Dân trí, cô Lê Thị Hạnh – Hiệu trường nhà trường cho biết, trước kia diện tích đất trường mầm non đang sử dụng hiện nay là của UBND xã. Từ năm 2009 đến nay xã đã giao lại cho trường quản lý, khu trường mới cũng được đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng từ năm đó. Tuy nhiên, do địa phương đang còn khó khăn nên công sở của UBND xã vẫn chưa được chuyển tới địa điểm mới theo quy hoạch.

Trong năm học này, trường mầm non Cầu Lộc có 340 học sinh được phân chia thành 9 lớp học có độ tuổi từ 3 – 5 tuổi. Ngoài ra, nhà trường còn có 2 nhóm lớp độ tuổi từ 24 – 36 tháng tuổi. Do khu trung tâm không đủ phòng học nên nhóm lớp này nhà trường phải tổ chức dạy ở các điểm lẻ ở các thôn.

Việc thiếu thốn cơ sở vật chất nhiều năm đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác dạy và học của nhà trường. Theo đó, các cháu ở độ 3 – 4 tuổi sĩ số học sinh hiện nay phải tổ chức thành 4 lớp mới đủ nhưng nhà trường đã phải dồn lại thành 3 lớp; điều này đã gây khó khăn cho việc tổ chức, ổn định lớp học.
địa chỉ học kế toán tại tp hcm
Cũng tại khu chính, trường mầm non Cầu Lộc hiện vẫn chưa có nhà hiệu bộ, ban giám hiệu cùng các giáo viên nhà trường phải hoạt động trong căn phòng chật chội rộng khoảng 20m2. “Mỗi tổ chức hội nghị, họp triển khai công tác chuyên môn, căn phòng này không đủ chỗ ngồi cho 11 giáo viên cũng như ban giám hiệu, chúng tôi phải tổ chức họp ở phòng học của các cháu hoặc mượn hội trường của UBND xã để tổ chức” – cô Hạnh cho hay.

Cũng theo cô hiệu trưởng, nhiều năm qua nhà trường vẫn chưa tổ chức ăn bán trú cho học sinh được do không có bếp ăn. “Phụ huynh có con em theo học tại trường ngày phải mất nhiều lần đến đưa đón các cháu. Mọi người rất mong muốn nhà trường tổ chức ăn bán trú để bớt đi được phần nào khó khăn nhưng chúng tôi cũng không biết phải làm sao được. Nhà trường thì không có kinh phí, địa phương thì khó khăn nên vẫn chưa làm được bếp để phục vụ các cháu ăn bán trú” – cô Hạnh nói.

Giáo dục ngôn ngữ là môn học mới bắt buộc đối với học sinh

Được biết, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ bao gồm các môn học cốt lõi là Tiếng Việt/Ngữ văn, Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc. Vậy mục tiêu của Giáo dục ngôn ngữ là gì, học sinh được thụ hưởng những gì ở chương trình mới này, thưa ông?
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Giáo dục ngôn ngữ là lĩnh vực giáo dục gồm các môn học vừa mang tính công cụ (ngữ), vừa mang tính đặc thù (văn) hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ và phát triển các phẩm chất nhân văn cho học sinh.

Đây là lĩnh vực phải đặc biệt coi trọng phát triển đồng thời cho người học năng giao tiếp (giao tiếp bằng Tiếng Việt và bằng ngoại ngữ/ tiếng dân tộc mà HS được học) và năng lực cảm thụ thẩm mỹ qua văn học và qua trải nghiệm văn hóa giao tiếp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”. Do vậy, cùng với việc phát triển năng lực, lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu như: Sống yêu thương, Sống tự chủ và Sống trách nhiệm,...
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Theo đó, lĩnh vực giáo dục này giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung trong giáo dục phổ thông như năng lực giao tiếp, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học và những phẩm chất tâm hồn trong sáng, cao đẹp, những quan niệm sống và phép ứng xử nhân văn; giúp học sinh nhận biết được ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và công cụ tư duy của con người, là công cụ để học tốt tất cả các môn học, từ đó có ý thức trau dồi ngôn ngữ.
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Giáo dục ngôn ngữ giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Việt, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, đồng thời biết sử dụng hệ thống các biểu tượng, ký hiệu, công thức, biểu thức, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, biểu thị động tác cơ thể,... trong các lĩnh vực giáo dục khác như Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, Thể chất,...

Giáo dục ngôn ngữ được thực hiện ở tất cả các môn học, trong đó Tiếng Việt - Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2 và Tiếng dân tộc là những môn học cốt lõi.

Có 2 dạng môn học: Bắt buộc và tự chọn

Ông giải thích rõ, các môn học được bố cục như thế nào? Học sinh được học ra sao? Triển khai dạy từ lớp mấy?

Tiếng Việt - Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình phổ thông mới sẽ có hai dạng môn học: bắt buộc và tự chọn. Trong số các môn học bắt buộc, có môn Ngữ văn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; phù hợp với lứa tuổi và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học. Cũng như các môn học, lĩnh vực giáo dục khác, Tiếng Việt - Ngữ văn được thực hiện theo hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn học này có tên là Tiếng Việt ở cấp tiểu học và Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh có thể sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác; có thể đọc, viết, nói và nghe các dạng văn bản phổ biến và thiết yếu, phù hợp với trình độ và lứa tuổi; đồng thời thông qua nội dung văn học và tiếng Việt để giáo dục phẩm chất, nhân cách học sinh.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh được phát triển và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động học tập và thực tiễn đời sống; đồng thời được tiếp cận với một số nội dung học tập có liên quan đến định hướng nghề nghiệp, đáp ứng sở thích và nhu cầu học tập của mỗi người.

Môn Ngữ văn được tổ chức thành hai phần: bắt buộc và tự chọn. Phần bắt buộc có tên là Ngữ văn 1, tiếp nối các mạch nội dung đã học từ giai đoạn trước. Phần tự chọn (TC2) có tên là Ngữ văn 2, gồm các phân môn Văn học, Luyện đọc và Luyện viết.

Việc đánh giá kết quả học tập sẽ phải căn cứ vào chuẩn cần đạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung vào đánh giá năng lực giao tiếp – đọc, viết, nói, nghe – qua đó, đánh giá năng lực tư duy. Tinh thần chung là hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc, khuyến khích những suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

Đối với môn ngoại ngữ, hiện nay, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12; Ngoại ngữ 2 là môn học TC1, có thể bắt đầu và kết thúc học ở bất kỳ lớp nào trong các lớp từ 3 đến 12 tuỳ theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Nội dung được thiết kế nhằm phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo các mức khác nhau, dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tham chiếu khung năng lực ngoại ngữ của châu Âu); chương trình được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản lên đến hết giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (hết lớp 12).

Còn Tiếng dân tộc là môn học TC1, có thể bắt đầu và kết thúc học ở bất kỳ lớp nào trong giai đoạn từ lớp 3 đến lớp 9.

Hai mục tiêu của bộ môn – phát triển năng lực giao tiếp và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ (qua văn học) – được thực hiện đồng thời, dựa trên văn bản/hệ thống văn bản chung. Theo đó, kết quả phát triển năng lực giao tiếp sẽ là điều kiện, cơ sở để phát triển năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học - nghệ thuật.

Đây có thể xem là bước chuyển quan trọng trong tư duy, chiến lược giáo dục, hứa hẹn những đổi mới quan trọng, sâu sắc trong dạy học Ngữ văn.

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Đã có tour 'Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh


Sau hiệu ứng bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” thì vùng đất Phú Yên trở nên rất hot. Rất nhiều bạn trẻ tự đi du lịch đến Phú Yên hoặc đi theo tour “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.
dịch vụ kế toán thuế tại tp hcm
Chị Ngân Loan và chồng (TP HCM) đã quyết định đi du lịch đến Phú Yên sau khi xem bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Vợ chồng chị bị mê hoặc bởi những cảnh đẹp trong phim. Hai vợ chồng chị không đi theo tour mà quyết định đi du lịch tự túc bằng máy bay đến sân bay Tuy Hòa, đặt phòng khách sạn ở TP Tuy Hòa, rồi mỗi ngày thuê xe máy đi du lịch tự túc đến các địa điểm được giới thiệu trong phim.
dịch vụ kế toán tại tây hồ
Nói về cảnh đẹp ở những vùng đất đã đi qua, chị háo hức kể: “Phú Yên đẹp quá. Cảnh bên ngoài còn đẹp hơn trong phim của đạo diễn Victor Vũ. Vợ chồng tôi mới đi vài điểm Gành Đá Dĩa, Bãi Xép, Núi Nhạn… chỗ nào cũng đẹp. Thức ăn ở Thành phố Tuy Hòa rất ngon. Tuy nhiên, những nơi có cảnh đẹp mê ly thì đa số người dân còn vất vả”.
dịch vụ kế toán tại long biên
Chị Ngân Loan cũng chia sẻ là nếu ai muốn đi du lịch đến Phú Yên mà chưa một lần đến tỉnh này thì nên đi theo tour sẽ tốt hơn. Có cơ hội khám phá nhiều hơn. Còn theo kiểu tự đi du lịch như vợ chồng chị thì hơi vất vả.

Ma trận” lợi ích quanh lợi nhuận ngân hàng

Tại phiên họp trên, báo cáo thẩm tra tình hình kinh tế - xã hội của Ủy ban Kinh tế do Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu trình bày nêu lên một góc nhìn đáng chú ý.
dịch vụ hoàn thuế
Trên đe dưới búa

Cụ thể, về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa thực sự hiệu quả.

Mặt khác, các ngân hàng thương mại phải trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, kể cả những khoản nợ xấu đã bán cho VAMC, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm lớn nguồn thu ngân sách nhà nước.

Với những đánh giá trên, một lần nữa lợi nhuận ngân hàng cho thấy sự nhạy cảm, không gói gọn trong phạm vi của một ngành, mà luôn có những góc nhìn khác nhau, xuất phát từ các phía lợi ích.
dịch vụ làm sổ sách kế toán
Nhiều người hẳn còn nhớ, ngày 7/7/2012, tại hội nghị sơ kết toàn ngành ngân hàng, có một từ mà ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) khi đó nhăn mặt nhắc đến trên bục phát biểu: báo chí phản ánh là ngân hàng đang “hút máu” doanh nghiệp.

Trao đổi với VnEconomy bên hành lang hội nghị sơ kết trên, lãnh đạo một ngân hàng thương mại khác cũng nhắc lại từ “hút máu” với ý bất bình: “Nói vậy chẳng khác gì xem các ngân hàng là quái vật”.

Từ nhạy cảm trên xuất hiện sau khi hệ thống ngân hàng Việt Nam vừa trải qua năm 2011, năm đỉnh cao của lợi nhuận mà cho đến nay nhiều thành viên vẫn chưa thể với trở lại. Và đó cũng là năm mà thanh khoản hệ thống bất ổn, lãi suất leo thang, tỷ giá bùng nổ, còn nhiều doanh nghiệp thì điêu đứng.

Đến nay, với nhìn nhận trên đưa ra từ phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tuần này, các ngân hàng thương mại dường như trở thành “tội đồ” làm giảm lớn nguồn thu ngân sách, vì hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng từ trích lập dự phòng xử lý nợ xấu.
học kế toán trên phần mềm misa
Như vậy, có hai chiều đặt ra: khi lợi nhuận ngân hàng cao, một số ý kiến dư luận chỉ trích; khi lợi nhuận kém thì ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Hai chiều này khiến lợi nhuận ngân hàng như nằm ở thế trên đe dưới búa.

“Ma trận” lợi ích

Thực ra câu chuyện lợi nhuận ngân hàng còn phức tạp hơn nhiều so với thế trên đe dưới búa nói trên. Vì có một “ma trận” lợi ích xoay quanh đó.

Thứ nhất, như trên, lần đầu tiên lợi nhuận các ngân hàng thương mại được tách riêng, nêu và gắn cụ thể với lợi ích ngân sách nhà nước.

Thứ hai, lời lãi của họ gắn trực tiếp với trên dưới trăm nghìn lao động trong ngành.

Thứ ba, lợi nhuận ngân hàng gắn với lợi ích của các cổ đông là tổ chức và cá nhân, nhà đầu tư.

Thứ tư, lợi nhuận ngân hàng gắn trực tiếp với lợi ích người dân và doanh nghiệp vay vốn.

Thứ năm, lợi nhuận ngân hàng gắn với lợi ích của người gửi tiền.

Thứ sáu, lợi nhuận ngân hàng cũng có mối liên hệ chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước, qua thực thi các chính sách tiền tệ.

Trong “ma trận” đó, cơ bản nhất vẫn là mối quan hệ lợi ích giữa ngân hàng - người vay - người gửi tiền - Ngân hàng Nhà nước.

Việt Nam có một nền kinh tế lệ thuộc lớn vào vốn vay (cao điểm tổng dư nợ từng lên tới hơn 1,2 GDP). Vốn vay lệ thuộc vào vốn huy động, ngân hàng chỉ là trung gian. Lãi suất tỷ lệ nghịch lợi ích giữa người gửi tiền và người vay. Lợi ích của ngân hàng trung gian được xác định ở tỷ lệ lãi biên (NIM), cân đối giữa hai phía lợi ích đó.

Còn với Ngân hàng Nhà nước, lợi ích cũng gắn với lợi nhuận của các thành viên, theo yêu cầu phải có nguồn lực để tự xử lý nợ xấu, thực thi tái cơ cấu. Ngoài ra, cân đối lợi ích giữa người gửi tiền và người vay vốn còn liên quan đến lợi ích/mục đích của chính sách kiềm chế lạm phát, chính sách tỷ giá (qua lãi suất tăng lên hoặc giảm xuống).

Điểm chính của mối quan tâm là lợi ích - lợi nhuận của các ngân hàng. Với bình quân khoảng 90% lợi nhuận dựa vào tín dụng, thước đo mà các phía nhìn vào là tỷ lệ NIM. NIM càng cao, ngân hàng càng lãi nhưng ngược với lợi ích người vay vốn.

Dữ liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ NIM bình quân của hệ thống đang ở mức thấp trong nhiều năm trở lại đây. Hài hòa hơn giữa các lợi ích cũng là một cách nói.

Cụ thể, theo số liệu chuyên gia Lê Xuân Nghĩa dẫn giải tại một hội thảo ngày 5/10 vừa qua, năm đỉnh cao lợi nhuận ngân hàng 2011 cũng là năm NIM cao nhất giai đoạn 2011-2015: 2011 là 3,5%, 2012 là 3,2%, 2013 còn 2,8%, 2014 còn 2,7%. Và theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia tính đến tháng 7/2015, NIM nhích nhẹ lên 2,78%.

Ngân sách đã... “ứng trước”?

Trở lại với vấn đề lợi nhuận ngân hàng với hụt thu ngân sách mà một số ý kiến từ Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề cập, mối liên quan là nợ xấu và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, trong năm 2011, tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro/lợi nhuận trước thuế và trước trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng chỉ ở mức 39,1%. Nhưng đến năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên tới 65,3% và khiến lợi nhuận hệ thống giảm mạnh.

Tuy nhiên, hai tỷ lệ trên không có nghĩa tình hình nợ xấu ngân hàng năm 2011 “đẹp” hơn năm 2014. Liên quan, thực chất lợi nhuận của hệ thống trong so sánh trên cũng cần được xem xét.

Theo báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, cũng như của một số tổ chức quốc tế, nợ xấu hệ thống năm 2011 đánh giá đúng bản chất phải ở mức độ hai con số. Tuy nhiên, cơ chế giám sát và các tiêu chuẩn phân loại nợ thời điểm đó, cũng như những năm về trước, chưa thực sự chặt chẽ và sát thực.

Để rồi, đến tháng 9/2012, khi buộc phải lập đề án để xử lý nợ xấu, con số thực tích tụ từ trước dồn lại được xác nhận tới trên 17%.

Nếu tại những năm trước, nợ xấu được xác định rõ ràng như vậy, thì một lượng lớn chi phí trích lập dự phòng đã phải thực hiện, lợi nhuận hệ thống theo đó lẽ ra bị gọt bớt và đã hụt thu đối với ngân sách nhà nước. Nhưng, khi nợ xấu không được ghi nhận sát thực, không trích lập dự phòng tương ứng, lợi nhuận ảo của hệ thống ngân hàng có thể xem là đã cho ngân sách nhà nước “ứng trước” những năm trước đây.

Đến năm 2012, nhận diện tình trạng lãi ảo và được đồng nào xào đồng nấy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra chỉ thị phanh việc chi trả cổ tức để xem xét mức độ thực qua tăng cường thanh tra giám sát. Chính sách này trở nên chặt chẽ và chi tiết hơn trong năm 2015, khi giới hạn tỷ lệ cổ tức tới từng ngân hàng.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình từng giải thích trên báo chí, phải rà soát chặt lợi nhuận hệ thống để bớt ảo, để tránh bị chia hết và chia ảo (trong đó có nộp ngân sách), dẫn đến thiếu nguồn lực để xử lý nợ xấu - khi nó được xác định sát thực hơn (qua Thông tư 02, Thông tư 09...).

Chính yêu cầu thực hiện phân loại nợ xấu chặt chẽ hơn, gắn với yêu cầu trích lập dự phòng, chi phí tăng cao và lợi nhuận hệ thống giảm, dẫn đến hụt thu ngân sách nhà nước. Nhưng đổi lại, các ngân hàng dồn được nguồn tiền không bị chia đi để tự xử lý nợ xấu, đặc biệt là trong bối cảnh tỷ lệ NIM thấp đi và không có nguồn hỗ trợ xử lý từ ngân sách.

Hiện chưa có số liệu cập nhật trong năm 2015, nhưng tính đến cuối năm 2014, lượng nợ xấu đã được xử lý lớn nhất là bằng nguồn dự phòng rủi ro của hệ thống, trong khi nguyên nhân nợ xấu không chỉ riêng ở phía ngân hàng.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Bộ Giáo dục: Chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học!

Mức thu học phí tăng dần hàng năm

Thưa ông! Chính phủ công bố mức học phí mới đã làm rất nhiều gia đình nghèo lo lắng vì thu nhập của người dân còn thấp. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng, chất lượng đào tạo đại học Việt Nam còn quá thấp, vậy việc tăng học phí có kèm theo biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục không?
dịch vụ hoàn thuế
Thực hiện thông báo Kết luận số 37/TB-TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 9/8/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” trong lĩnh vực giáo dục đã nhấn mạnh “Nhà nước trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị công lập đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính và thực hiện có lộ trình việc xóa bỏ bao cấp...”.

Quan điểm xây dựng học phí đối với giáo dục đại học chia làm 2 nhóm trường:

Đối với các cơ sở giáo dục đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ): Học phí được xây dựng theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể: Đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp; Đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý; Đến năm 2020, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.

Đối các cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị chưa tự chủ), mức thu học phí tăng dần hàng năm khoảng 10%, do vậy khả năng bù đắp chi phí đào tạo còn thấp, tính trung bình đến năm học 2019-2020 mức học phí mới đáp ứng được một phần chi phí đào tạo, phần còn lại do NSNN cấp phát.
học kế toán cho giám đốc
Trong điều kiện hiện nay kinh tế khó khăn, việc làm và thu nhập của người dân còn thấp nên không thể tăng đại trà học phí mà việc xây dựng học phí lần này chưa tính đến tăng đồng loạt để bù đắp chi phí.

Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó học phí chỉ là một yếu tố. Ngoài ra đối với các trường công lập, học phí chỉ là một nguồn thu của cơ sở giáo dục, trên thực tế những năm trước đây và cho đến hiện nay, về cơ bản nhà nước vẫn đảm bảo hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo hoạt động giáo dục, giảng dạy của các cơ sở giáo dục được diễn ra bình thường, đảm bảo chất lượng.

Từ năm học 2015-2016, nhiều trường ĐH được thực hiện đề án tự chủ tài chính theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mức học phí của các trường này so với mặt bằng học phí chung là rất cao. Vậy, Bộ GD-ĐT có đánh giá được tác động của chính sách học phí mới lên người học hay không?
dịch vụ làm sổ sách kế toán
Từ năm học 2015-2016, một số trường ĐH sẽ thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ hoạt động (bao gồm cả tự chủ về tài chính) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, mức học phí của các trường này tính trung bình gấp khoảng trên 2 lần so với các trường chưa tự chủ.

Chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học so với trước đây vì các lý do:

Học phí mầm non, phổ thông vẫn tăng bình quân hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng, và vẫn do địa phương quy định đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương như trước đây.

Học phí đại học chương trình đại trà tại trường chưa tự chủ tăng 10%, tăng chậm hơn giai đoạn 2011-2015 (trước đây khoảng 20%/năm).

Các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, mức trần học phí có cao hơn mức học phí các trường áp dụng hiện nay. Tùy tình hình cụ thể các trường xác định mức học phí phù hợp để một mặt nâng cao chất lượng đào tạo nhưng mặt khác đảm bảo được mức chi trả của người dân. Đến nay đã có 11 trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư.

Đối với học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, vẫn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như trước đây.

Địa phương quyết định mức học phí cụ thể

Thưa ông! với mức tăng học phí mới, tốc độ tăng học phí mới được đặt ra dựa trên cơ sở nào?

Khung học phí mới đối với giáo dục mầm non, phổ thông được xây dựng dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, cụ thể học phí giai đoạn 2016-2020 vẫn tăng theo chỉ số giá tiêu dùng bình quân hàng năm, giống như nguyên tắc trước đây quy định tại nghị định 49. Mức học phí cụ thể sẽ do các địa phương ban hành để phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương mình giống như trước đây.

Mức học phí đại học tại trường chưa thực hiện tự chủ chương trình đại trà, tốc độ tăng hàng năm là 10% (mức tăng này được xây dựng dựa trên mức tăng chỉ số giá trung bình của cả giai đoạn 2010-2015), mức tăng này chậm hơn so với giai đoạn 2011-2015 (trước đây Nghị định 49 tính trung bình khoảng là 20%/năm).

Mức học phí đại học đối với các trường thực hiện tự chủ được xây dựng dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí và theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo quy định tại Nghị định số 16 của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT từng chỉ đạo quyết liệt trong xây dựng định mức kinh tế- kỹ thuật với từng ngành nghề đào tạo, việc này đã được thực hiện đến đâu và có trong quy định học phí mới theo ngành nghề đào tạo?

Đến nay đề án đã hoàn thành và đang gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, nhưng kết quả của Đề án đã được sử dụng để xây dựng cơ chế chính sách trong thời gian qua, cụ thể: Đã sử dụng để xây dựng Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Sử dụng trong việc tính toán khung học phí đại học cho khối các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo.

Đề xuất mức chi cho hoạt động khác từ ngân sách cho hoạt động giáo dục là tối thiểu 25% (Trước đây QĐ 59 của Thủ tướng Chính phủ quy định 20%). Tuy nhiên hiện nay vẫn đang trong thời kỳ ổn định ngân sách, Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mới cho giai đoạn 2017-2020 sẽ tham khảo đề xuất này.

Ít tiền thì đừng mơ tưởng tới đỉnh cao học vấn

Đó là ý kiến của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nói về vấn đề Học phí và Học bổng hiện nay.

Dân trí, xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Phạm Tất Dong về vấn đề này.

Giáo dục khai thác việc đóng góp của người học theo cơ chế thị trường

Trong những ngày gần đây, nhiều phóng viên của một số báo có gọi điện cho tôi hỏi về vấn đề tăng học phí – một đề xuất của Ngành giáo dục. Họ hỏi tôi có bình luận gì về vấn đề này để làm phóng sự.
dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng
Quả thật, nhiều năm làm công tác khuyến học, khuyến tài, trong đầu tôi chỉ thường trực cụm từ “học bổng” bởi các khái niệm học bổng nằm trong phạm trù “khuyến học”, còn hai chữ “học phí” rất dễ gây “dị ứng” với tôi, khi mà mục tiêu của nó không thuận chiều với việc cấp học bổng cho sinh viên, sinh viên nghèo nhằm giúp các em có thêm điều kiện ăn học, hoặc để động viên các em có thành tích học tập tốt cố gắng hơn nữa.

Giáo dục là một phúc lợi xã hội mà bất cứ người dân nào,từ nghèo đến giàu, đều mong muốn được thụ hưởng càng nhiều càng tốt. Trong chiến lược an sinh xã hội, hầu hết các quốc gia đều đặt vấn đề tăng dần đầu tư cho giáo dục để cho mọi người dân đều được thực hiện nghĩa vụ và các quyền lợi học tập của mình, nhất là khi các quốc gia tham gia vào chương trình xây dựng xã hội học tập, thực hiện việc học tập suốt đời cho mọi người dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, trình độ học vấn…
dịch vụ hoàn thuế
Ở nước ta, trước Cách mạng tháng Tám (1945), Chương trình Việt Minh cũng ghi rõ, phải có một nền giáo dục cưỡng bức, người đi học không mất tiền. Từ năm 1951, khi tôi trở thành giáo sinh của trường Sư phạm, các thầy, cô giáo giảng giải cho các giáo viên tương lai rằng, nền giáo dục cách mạng là của dân, do dân, vì dân – một nền giáo dục mang lại học vấn cho mọi người, và để làm được công việc tốt đẹp này, người học không mất tiền. Với chúng tôi, nền giáo dục ấy là lý tưởng mà dân ta hướng tới.

Từ sau khi Đảng chủ trương Đổi mới đất nước, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu được xây dựng và phát triển. Đồng thời, chủ trương xã hội hóa giáo dục cũng được đưa ra như một giải pháp quan trọng với khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Vấn đề phát triển giáo dục được “Tư duy lại” ngày càng “triệt để”.

Nền giáo dục đáng ra là hướng ra thị trường, đào tạo cho nền kinh tế một nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng thị trường, để hàng hóa Việt Nam có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thì nó lại định hướng vào khai thác việc đóng góp của người học theo cơ chế thị trường.
dịch vụ hoàn thiện làm báo cáo tài chính
Lẽ ra, giáo dục phải là một loại dịch vụ đặc biệt, mang lại cho người dân sự học như một phúc lợi quan trọng và tối cần thiết thì giờ đây, nó là một quan hệ tiền – hàng sòng phẳng, nhiều tiền thì hàng nhiều, ít tiền thì hàng ít, không tiền thì đừng nghĩ đến hàng. Cái lý ấy cho người nghèo thấy rằng, ít tiền thì học ít, kiếm dăm chữ thôi, đừng mơ tưởng tới đỉnh cao học vấn.

Học phí vẫn thấp - Nhận định của một vị nhà giàu

Tôi ước mong một nền giáo dục không mất tiền. Một lần, nhân làm với bà Lotta – đại diện của UNICEF tại Việt Nam, câu chuyện lan man đến phúc lợi xã hội. Trong lúc chuyện trò, bà Lotta cho tôi biết bà là người Thụy Điển. Tôi liền nói:

- Thưa bà, không phải bà là người Thụy Điển mà tôi nói Nhà nước phúc lợi Thụy Điển đáng được khâm phục, mặc dù có nhiều bình luận của khá đông học giả nói đến mặt trái của những phúc lợi xã hội trên đất Thụy Điển.

Bà Lotta nói rằng: “Ông quá khen Nhà nước phúc lợi của chúng tôi, tôi xin cảm ơn. Nhưng, tôi cần điều này: tôi đã đi nhiều nước trên thế giới nhưng ít nơi có được hệ thống giáo dục như ở Thụy Điển - ở đó không có trường tư”.

Tôi không dám bình luận gì và cảm thấy buồn, bởi trường tư ở nước ta đang mọc lên như nấm.

Cũng cần phải nói rằng, tăng học phí thì tất sẽ giảm phúc lợi xã hội về phương diện học tập. Không thể để việc tăng học phí đồng hành với việc với tăng giá sữa, giá vé ô tô, giá xăng dầu, giá điện sinh hoạt, giá lương thực, thực phẩm… Mọi loại phí đồng loạt tăng lên thì phúc lợi học tập lại càng giảm nhanh bởi cơ hội học tập sẽ ít dần.

Có người nói, ở nước ta, mức học phí đã tăng lên như trong quy định, và có tăng hơn thế nữa thì vẫn là rất thấp so với nhiều nước trên thế giới.

Đây là một nhận định của một vị nhà giàu, đang ngồi trong phòng máy lạnh mà bàn học phí. Mức bình quân GDP tính trên đầu người ở Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada… là bao nhiêu, so với Việt Nam thì liệu có tương đương không đây! Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ không nên trực tiếp đi vào vấn đề cụ thể, mà chỉ cần nói rằng: mức thu nhập của người nghèo ở Việt Nam có nhân lên vài lần thì người nước ngoài vẫn cho rằng, đó là mức thu nhập của người nghèo trên thế giới.

Có người lại bảo, muốn học thì vay tiền nhà nước để đi học; nhà nước có chính sách tín dụng học tập đấy!.

Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP thì học phí tại các trường công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư được tính như sau:

Năm học 2015 – 2016; 2017 – 2018: Khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, Luật, Nông – Lâm – Thủy sản…: 1.750.000 đồng/tháng/sinh viên.

Khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật…: 2.050.000 đồng/tháng/sinh viên.

Khối ngành y: 4.400.000 đồng/tháng/sinh viên.

Năm học 2018 – 2019; 2019 – 2020: Mức học phí tương ứng ở 3 khối ngành trên là: 1.850.000 đồng; 2.200.000 đồng; 4.600.000 đồng

Đến năm 2020 – 2021, con số tương ứng là 2.050.000 đồng; 2.400.000 đồng; 5.050.000 đồng.

Nếu vay Nhà nước để đi học thì khối ngành có học phí thấp nhất, mỗi năm một sinh viên cũng phải nợ Nhà nước trên 20.000.000 đồng. Khi ra trường, kiếm được việc làm, người có bằng đại học được nhận lương khoảng 3.500.000 đồng/tháng (trên thực tế thì không có mức lương “cao” như thế cho người mới tập sự). Còn thất nghiệp thì ăn nhờ bố mẹ, anh chị… Vậy, có tiền để trả nợ không đây?

Đừng bao giờ để học phí chặn những cánh tay đang cố vươn tới các học vấn!

Chúng ta đang trong quá trình phấn đấu xóa đói giảm nghèo. Người Việt chúng ta không chỉ nghèo về thu nhập mà còn nghèo về tri thức cũng như nghèo về điều kiện sống. Trong các cái nghèo cần khắc phục sớm là nghèo tri thức. Thiếu tri thức thì không thể đủ năng lực làm việc để từ đó xóa nghèo thu nhập. Nhưng, khi học phí tăng lên thì cơ hội và điều kiện giảm nghèo tri thức sẽ giảm đi. Đó là một điều mà cả xã hội đều thấy lo ngại.

Những người làm khuyến học luôn trăn trở tìm mọi giải pháp để học sinh và sinh viên nghèo có được học bổng hàng tháng hoặc hàng năm. Suốt nhiều năm qua, mỗi năm Hội Khuyến học Việt Nam đã cố gắng tạo ra trên dưới 3 triệu học bổng (với đủ các giá trị khác nhau của các suất học bổng).

Học bổng do Hội Khuyến học trao cho 1 sinh viên nghèo thường dưới 3.000.000 đồng/suất/năm. Học bổng do Giáo sư Odon Valet (Pháp) trao khoảng 6.500.000 đồng/suất/năm. Các học bổng Hessen, Happel, Thakral.v.v… cũng không quá 7.000.000 đồng/suất/năm. Giả sử sinh viên nghèo có may mắn được học bổng cao nhất thì mang tiền học bổng để đóng học phí sẽ còn thiếu xa. Tóm lại, những nhà hảo tâm, những doanh nhân, những tổ chức nhân đạo… chắc sẽ rất buồn vì mọi khoản trợ giúp sinh viên nghèo đều bị học phí nuốt chửng.

Có mấy phóng viên phỏng vấn tôi:

- Thưa giáo sư, trước chủ trương tăng học phí ở trường đại học, giáo sư có điều gì muốn nói?

Nhiều và rất nhiều những cảm nghĩ gây bức xúc trong tôi. Năm 1988, tại Viện Élisee (Paris - Pháp) có một Hội nghị do Tổng thống Pháp tổ chức, mà khách mời là 74 nhà khoa học được giải thưởng Nobel. Hội nghị có tên rất hay: “Những đe dọa và hứa hẹn trước thế kỷ XXI”. Sau 4 ngày họp, các nhà khoa học gửi tới Chính phủ các quốc gia 16 kết luận của mình, trong đó, có 2 kết luận liên quan trực tiếp tới giáo dục:

Kết luận 7: Giáo dục phải trở thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách và phải giúp vào việc đề cao mọi khía cạnh sáng tạo của con người.

Kết luận 8: Cần phải làm cho khoa học và kỹ thuật trở thành những thứ có thể với tới, nhất là tại các nước đang phát triển để giúp cho các nước này làm chủ được tương lai và tự quyết được những loại tri thức nào mà họ coi là cần cho sự phát triển của họ.

Tôi nghĩ gì và muốn nói gì?

Vâng, tôi chỉ cầu cho nhiều thanh niên Việt Nam, nhiều người lao động Việt Nam với tới học vấn đại học, với tới những thành quả của khoa học và công nghệ hiện đại, đừng bao giờ để học phí chặn những cánh tay đang cố vươn tới các học vấn đó.

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

Đàn bà ngạo mạn

Chị 35 tuổi, một con, đã ly dị chồng. Chị giỏi kiếm tiền, chăm làm đẹp nên cuộc sống lúc nào cũng sang chảnh, khiến người ngoài nhìn vào hoa cả mắt. Trang cá nhân của chị ngập tràn ảnh "check in" ở spa làm đẹp, khu resort cao cấp hay nhà hàng sang trọng. Ngoài hình tự sướng hay những bức ảnh chụp món đồ hàng hiệu, căn hộ đắt tiền vừa tậu được, chị còn thích chia sẻ các link bài báo nội dung ca ngợi cuộc sống bà mẹ đơn thân độc lập, kêu gọi chị em bỏ những ông chồng vừa tồi vừa kém cỏi.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tp hcm
Trong mắt chị hình như ai cũng kém cỏi. Chị ly hôn cũng chỉ vì nghĩ chồng không xứng đáng với mình. Trời phú cho chị sự tháo vát, hoạt ngôn và máu làm giàu nên từ lúc hai vợ chồng hùn được vốn mở một cửa hàng ăn, chị kiếm được bội tiền. Về sau chị bỏ hẳn công việc văn phòng để quản lý các cửa hàng ăn và shop thời trang mở thêm. Có đồng ra đồng vào, chị lại lao theo những thương vụ buôn bán bất động sản màu mỡ. Công việc tuy không phải lúc nào cũng thuận lợi nhưng thu nhập của chị gấp rất nhiều lần đồng lương công chức của chồng.
dịch vụ làm bctc tại đan phượng thạch thất
Từ lúc làm trụ cột kinh tế gia đình, chị coi thường chồng ra mặt. Bạn bè vẫn ghen tị với chị vì có một người chồng tâm lý, chung thủy nhưng chị lại không bằng lòng với hiện tại. Chị quên hết nghĩa tình bao nhiêu năm vun đắp, quên nỗ lực của anh từ một "công tử bột" được gia đình chăm chút đã tự học nấu ăn để trở thành người đàn ông đảm đang trước khi cưới chị, quên anh từng đứng ra bảo vệ mình trước những lời thị phi đồn chị cặp kè với đại gia bất động sản để có chỗ đứng trong giới kinh doanh, quên bàn tay anh đã dịu dàng lau đi những giọt nước mắt lăn trên má chị thời sinh viên chị lần đầu trọ học nhớ nhà, đã mỗi đêm đấm lưng bóp vai cho chị để xoa dịu hết những mệt mỏi sau một ngày chạy đua cùng các thương vụ làm ăn. Anh luôn khuyên chị nghỉ ngơi, đừng quá tham kiếm tiền, bị đồng tiền làm cho mụ mị, chị mắng anh đần độn không có chí tiến thủ.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại gia lâm
Sau khoảng thời gian ngột ngạt bị vợ coi khinh ra mặt và đem so sánh với đủ người, anh ký vào đơn ly hôn. Chị thấy bỏ được chồng như thoát được nợ dù anh chưa từng đánh đập, gây khó dễ hay ngửa tay xin tiền chị.

Sau vài năm sống đơn thân, nuôi cậu con trai 6 tuổi, chị lại khao khát sở hữu một người đàn ông của riêng mình. Lần này rút kinh nghiệm, chị nhất định nhắm tới các đối tượng quyền thế, giỏi kiếm tiền cho cùng đẳng cấp. Tiếc thay đàn ông như vậy lập gia đình hết rồi. Nhưng người hiếu thắng như chị đâu chịu bỏ cuộc, chị gây sức ép yêu cầu người tình của mình phải bỏ vợ để rước chị về dinh.

Đó là người đàn ông trung niên phong độ, giàu có mà chị hẹn hò bí mật gần nửa năm. Chị thấy anh ta hoàn toàn xứng đáng với mình cả về địa vị, tài năng, điều kiện tài chính và ngoại hình. Chị coi thường và căm ghét vợ anh ta, người mẹ ba con vừa già vừa mập ú, lại chỉ biết quanh quẩn ở nhà mua sắm, làm nội trợ. Chị tự tin rằng người tình sẵn sàng bỏ vợ để rước mình về làm đương kim phu nhân.

Oái oăm thay, sau thời gian dài nịnh nọt, dối tá, tìm mọi cách hoãn binh, thấy chị làm ầm mọi chuyện lên quá ghê gớm, người đàn ông lý tưởng mới đến bên chị thẽ thọt "anh không thể rũ bỏ vợ hiền con ngoan để cưới kẻ hung hăng, kiêu ngạo như em".

Giám đốc công ty bị tố “lạm quyền”, giả mạo chữ ký khiến công ty thua lỗ

Trong đơn của các cổ đông tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Bến Thủy gửi cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh và PV Dân trí tố cáo ông Võ Hồng Sơn - nguyên giám đốc Công ty với các nội dung như giả mạo chữ ký, móc nối với công ty định giá, đấu giá mục đích hạ giá bán thanh lý tài sản công ty xuống thấp để chia giá trị chênh lệch của tài sản bán đấu giá.

Đồng thời nguyên giám đốc công ty còn bị tố cáo với các nội dung như ký kết những hợp đồng không hợp lệ, lập hồ sơ khống về nợ lương của công nhân vay vốn ngân hàng và sử dụng nguồn vốn này không đúng mục đích.
dịch vụ hoàn thuế gtgt
Cụ thể, công ty Cổ phần đầu tư và Xây dựng Bến Thủy được cấp chứng nhận kinh doanh lần đầu vào năm 2007 với vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng. Sau nhiều lần thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, tháng 6/2014 ông Võ Hồng Sơn được bổ nhiệm giữ chức vụ giám đốc công ty. Trước đó, ông Võ Hồng Sơn đảm nhiệm chức vụ giám đốc với tư cách đại diện cho cổ đông là Công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy. Tuy nhiên cũng trong thời gian ngồi chiếc ghế giám đốc đến nay ông Sơn không nhận được sự tín nhiệm của các cổ đông trong công ty, và bị cho là “nhân tố” khiến công ty thêm “tuột dốc” không phanh.
dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân
“Cuộc họp cổ đông ngày 9/1/2014, bàn về nội dung thanh lý tài sản của công ty gồm: Phân xưởng mộc, phân xưởng cơ khí, nhà kho vật tư, toàn bộ giá trị của số tài sản này khoảng 20 tỷ đồng. Tại cuộc họp đó tôi không tham gia không ký vào văn bản nhưng chữ ký của tôi đã bị giả mạo để hợp thức hóa về mặt thủ tục, nhằm đáp ứng tỷ lệ biểu quyết theo quy định. Việc làm này là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật”, ông Đào Văn Lợi (cổ đông sở hữu 100.000 cổ phần chiếm 20% vốn điều lệ) - nay được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị công ty bức xúc tố cáo hành động giả mạo chữ ký của nguyên giám đốc công ty Võ Hồng Sơn.
học kế toán tại minh khai hoàng mai
Trong đơn tố cáo của các cổ đông cũng nêu rõ: Sau khi giả mạo chữ ký của ông Đào Văn Lợi, với tư cách là giám đốc, ông Sơn đã móc nối với công ty định giá, công ty bán đấu giá tài sản để bán toàn bộ phần tài sản với giá thấp nhằm mục đích ăn chia giá trị chênh lệch số tài sản được bán đấu giá, làm thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của các cổ đông trong công ty.

“Theo nguyên tắc hoạt động của công ty, nếu phần tài sản được bán nhiều hơn 50% vốn điều lệ cần phải có nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. Mặc dù phần tài sản nói trên lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ, nhưng ông Sơn lại tự ý bán với giá rất thấp là 3,2 tỷ đồng đã gây thiệt hại nặng nề cho bản thân tôi và những cổ đông khác”, ông Lợi cho biết thêm.

Bên cạnh đó nguyên giám đốc Võ Hồng Sơn bị tố cáo khai khống nợ lương của công nhân để vay vốn ngân hàng và chi sai mục đích. Cụ thể, năm 2010, lợi dụng Quyết định 87 của Chính phủ về việc vay chi trả nợ lương cho người lao động ông Sơn đã lập hồ sơ khống vay của ngân hàng số tiền 1.800.000.000 đồng trên nhưng trên thực tế công ty chỉ nợ lương của người lao động số tiền 600 triệu đồng.

Điều đáng nói, với số tiền vay 1,8 tỷ đồng để chi trả tiền nợ lương cho công nhân nhưng ông Sơn chỉ duyệt chi 400 triệu đồng. Số tiền còn lại 1,4 tỷ đồng ông Võ Hồng Sơn đã chi sai mục đích khác mà không hề hay biết chi vào mục đích gì.

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

TỪ VỰNG TIẾNG ANH: CÔNG VIỆC NHÀ

do the laundry: giặt quần áo
fold the laundry: gấp quần áo
hang up the laundry: phơi quần áo
iron the clothes: ủi quần áo
wash the dishes: rửa chén
feed the dog: cho chó ăn
clean the window: lau cửa sổ
tidy up the room: dọn dẹp phòng
sweep the floor: quét nhà
dịch vụ hoàn thiện làm báo cáo tài chính
mop the floor: lau nhà
vacuum the floor: hút bụi sàn
do the cooking: nấu ăn
wash the car: rửa xe hơi
water the plants: tưới cây
học làm báo cáo tài chính năm thực hành
mown the lawn: cắt cỏ
rake the leaves: quét lá
take out the rubbish: đổ rác
dust the furniture: quét bụi đồ đạc
paint the fence: sơn hàng rào
clean the house: lau dọn nhà cửa

CÁC CÁCH HỎI THĂM SỨC KHỎE TRONG TIẾNG ANH

Hỏi thăm sức khỏe là cách thể hiện sự quan tâm tới mọi người xung quanh. Vậy bạn có thể nói những cách nào đây? dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng
How are you? - Đây là câu hỏi phổ biến nhất và thông dụng nhất. Nhưng ngoài ra bạn có thể sử dụng các biến thể khác như:
Are you alright? dịch vụ hoàn thiện làm báo cáo tài chính
You alright? - Đây là cách người bản ngữ thường rút ngắn khi giao tiếp hàng ngày.
How are you doing?
How you doing? - Người Anh thường lược bỏ chữ "are" trong cách nói giao tiếp thường ngày
How you going? - Cũng là một biến thể khác của câu "How are you doing?" mà người Anh và người Úc hay dùng.
How is it going? - Là cách hỏi tương tự như "How are you?"
Vậy bạn sẽ trả lời như thế nào khi được hỏi thăm như vây? Có rất nhiều cách khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:
I'm fine, thanks!
Fine, thanks!
Not bad! dịch vụ kế toán thuế tại tp hcm
Good thanks Alright, thanks OK, thanks!
Very well, thanks!
No trouble.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2015

Lạm phát năm 2015 sẽ xuống cực thấp?

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của cả nước trong tháng 9 giảm 0,21% so với tháng 8. Tính trong vòng 10 năm trở lại đây thì đây là lần đầu tiên CPI trong tháng 9 ở mức âm.

Diễn biến này khiến cho lạm phát tính đến thời điểm hiện tại là rất thấp: so với tháng 12/2014 thì hiện lạm phát mới tăng 0,4% và tính bình quân 9 tháng đầu năm nay thì chỉ số này cũng mới tăng 0,74%.

Tại báo cáo phân tích vừa phát hành, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá, điểm nổi bật nhất dẫn đến xu hướng giảm của lạm phát hiện tại không phải xuất phát từ tổng cầu suy yếu hay yếu tố tiền tệ mà chủ yếu do yếu tố chi phí đẩy giảm.

Theo đó, giá các loại hàng hoá cơ bản trên thế giới hiện đang ở mức đáy trong vòng 5 năm trở lại đây (nguyên nhân chủ yếu do sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc), từ năng lượng, kim loại đến lương thực đã giúp cho Việt Nam - một nước vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước, được hưởng lợi theo.
dịch vụ kế toán thuế báo cáo tài chính tại tp hcm
Trong rổ tính CPI, giảm mạnh nhất là nhóm hàng giao thông (giảm 13% so cùng kỳ), tiếp đến là nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng (giảm 1,67%). Nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất là lương thực, thực phẩm có mức tăng nhẹ (0,67%). Nhóm hàng giáo dục cũng chỉ tăng 3,67% so cùng kỳ, cho thấy tác động của lộ trình tăng học phí lên chỉ số CPI đang giảm dần qua các năm (năm 2014 tăng 8%; năm 2013 tăng 11%; năm 2012 tăng 17%).
dịch vụ thành lập công ty
BVSC cho biết, chưa nhìn thấy rủi ro nhóm hàng nào sẽ tăng giá đáng kể, gây áp lực lên lạm phát trong ba tháng cuối năm. Với diễn biến giá dầu thô và nguyên liệu thế giới được dự báo sẽ tiếp tục ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn, mặt bằng giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm và tiêu dùng trong nước nhiều khả năng sẽ vẫn duy trì quanh mức hiện nay.
học kế toán trưởng tại đâu
Qua đó, BVSC dự báo chỉ số CPI bình quân cho cả năm 2015 sẽ tăng quanh mức 1% so với mức bình quân của năm 2014.

Trước đó, Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) cũng nhận định, trong bối cảnh cầu tiêu dùng dù có thể có cải thiện về cuối năm theo yếu tố mùa vụ nhưng khó có khả năng đột biến kết hợp với kỳ vọng giá hàng hóa năng lượng, đặc biệt là giá dầu thô thế giới, không biến động mạnh, dự báo tỷ lệ lạm phát cả năm 2015 nhiều khả năng sẽ dưới 1,5%.

Tại văn bản báo cáo Chính phủ, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia vừa rồi cũng đã hạ dự báo lạm phát năm 2015 xuống dưới 2%.

Trước tình hình này, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ hồi đầu tháng 9, Thủ tướng đã lưu ý "Lạm phát đừng để thấp quá mà chủ động kiểm soát theo mục tiêu để tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển".

Trên 100 DN phía Nam góp ý dự thảo Luật Hải quan sửa đổi

Tiếp theo Hội nghị tại Hà Nội, ngày 18/4, tại TP.HCM, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam tiếp tục tổ chức hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp (DN) phía Nam về dự thảo Luật Hải quan sửa đổi.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Tham dự hội nghị có đại diện VCCI tại TP.HCM, một số đơn vị Hải quan phía Nam, đại diện Tổng lãnh sự quán Hoa kỳ tại TP.HCM… và trên 100 DN, hiệp hội, các luật sư. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh và Phó Giám đốc VCCI TP.HCM Trần Ngọc Liêm chủ trị Hội nghị.
dịch vụ giải thể doanh nghiệp


Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh nêu rõ sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan cho phù hợp với thực tế, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan sửa đổi là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lí hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo an ninh chính trị, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
học kế toán tổng hợp thực hành


Nhấn mạnh vai trò của các DN trong việc góp ý cho dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, ông Trần Ngọc Liêm, Phó giám đốc VCCI Chi nhánh TP.HCM cho biết, Luật Hải quan sửa đổi quy định trực tiếp những nội dung liên quan đến trách nhiệm của DN. Để đảm bảo quản lý nhà nước về Hải quan, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho hoạt động thương mại, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, việc sửa đổi Luật Hải quan cho phù hợp với tình hình thực tế là rất cấp thiết, góp ý của các DN đối với dự thảo luật là thể hiện trách nhiệm của DN trong việc xây dựng luật, cũng như đảm bảo quyền lợi của chính DN.



Sau khi Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh nêu những vấn đề cần tập trung thảo luận, tại hội nghị các DN đã phát biểu ý kiến góp ý đối với từng nội dung cụ thể, trong đó phần nhiều tập trung vào các điều, khoản quy định về quan hệ trực tiếp giữa DN và cơ quan Hải quan, như: hồ sơ hải quan, chế độ ưu tiên đối với DN, giám sát Hải quan, thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan với một số loại hình hàng hóa…



Tiếp thu các ý kiến góp ý của các DN, luật sư…, Phó Tổng cục trưởng Vũ Ngọc Anh cho biết Ban soạn thảo rất trân trọng và tiếp thu toàn bộ ý kiến góp ý của các đại biểu tại Hội nghị. Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu các vấn đề kỹ hơn để xem xét, điều chỉnh trong dự thảo luật cho phù hợp, đảm bảo Luật Hải quan sửa đổi lần này sẽ tập trung vào 3 mục tiêu chính: đạt được những tiêu chuẩn theo thông lệ quốc tế; Đảm bảo cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK; Đảm bảo cơ quan Hải quan thực hiện được nguyên tắc quản lý rủi ro một cách xuyên suốt và nhất quán./.