Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Có được ly hôn ngay khi biết con vừa sinh ra không phải của mình?

Bạn đọc Nguyễn Minh Đức, trú tại Đan Phương - Hà Nội: Lấy vợ được 1 năm nhưng ngay sau khi kết hôn tôi phải đi công tác ở nước ngoài. Trong thời gian tôi không ở nhà nhưng vợ tôi vẫn có thai và sinh ra một bé trai đến nay được 06 tháng tuổi. Tôi khẳng định cháu bé không phải con tôi. Nay tôi muốn nộp đơn ly hôn có được tòa án chấp nhận hay không?

Luật sư Luật sư Vi Văn Diện, Công ty luật Thiên Minh, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội: Quy định này là cụ thể hóa nguyên tắc của Luật hôn nhân gia đình: “Giúp đỡ các bà mẹ thực hiện chức năng cao quý của người mẹ” được quy định tại khoản 4 điều 2 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 .
dịch vụ thành lập chi nhánh công ty
Như vậy dù có nghi ngờ đứa trẻ không phải con mình nhưng do người mẹ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên anh không có quyền yêu cầu ly hôn. Khi anh nộp đơn Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu ly hôn với lý do anh không có quyền yêu cầu ly hôn.
cung cấp chữ ký số giá rẻ
Khi đứa trẻ từ đủ 12 tháng tuổi trở đi anh có quyền nộp đơn yêu cầu ly hôn và sẽ được tòa án nơi vợ anh cư trú thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền.

Bạn đọc Nguyễn Minh Đức: Đứa trẻ được 12 tháng tuổi, tôi ly hôn thì tài sản là ngôi nhà do bố mẹ cho tôi trước khi tôi lấy vợ, hiện vợ chồng tôi đang sử dụng làm chỗ ở có phải chia cho vợ không? Mảnh đất tôi mua từ thu nhập của tôi trong thời kỳ hôn nhân liệu vợ tôi có quyền lợi gì không?
làm bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
Luật sư Luật sư Vi Văn Diện: Ngôi nhà anh được bố mẹ cho trước khi kết hôn thì theo khoản 1 điều 43 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Tài sản riêng của vợ chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hônđó là tài riêng của anh”. Như vậy đây là tài sản riêng của anh. Khi ly hôn thì nhà và đất này theo khoản 4 điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: “Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này”. Theo quy định này nếu anh không có văn bản nhập ngôi nhà này vào tài sản chung của vợ chồng thì ngôi nhà đó vẫn thuộc về anh sau khi ly hôn.

Do ngôi nhà này đã được sử dụng chung làm nơi sinh sống của cả gia đình nên người vợ trong trường hợp này có khó khăn về chỗ ở thì có quyền lưu cư theo điều 63 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi ly hôn: “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

Với mảnh đất mua trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

Như vậy trong trường hợp này quyền sử dụng đất này là tài sản chung của vợ chồng. Khi giải quyết ly hôn thì việc phân chia tài sản của vợ chồng được giải quyết theo nguyên tắc được quy định tại điều 59 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

“Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Bạn đọc Nguyễn Minh Đức: Tôi có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho đứa trẻ không phải là con tôi sau khi ly hôn hay không. Nếu tôi muốn xác định đó không phải con tôi thì phải làm như thế nào?

Luật sư Luật sư Vi Văn Diện: Tại khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”. Nếu theo cách xác định này thì đứa trẻ là con chung và đương nhiên anh có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật

Anh có quyền không công nhận đó là con mình theo quy định tại khoản 2 điều 88 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”. Nếu Tòa án tuyên bố đứa trẻ không phải con anh thì anh không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho đứa trẻ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét