Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Để ra biển lớn, start-up cần biết đứng trên vai "người khổng lồ"

“Muốn trở nên cao lớn hãy đứng trên vai người khổng lồ” đã trở thành chiến lược quan trọng từ các quốc gia cho đến các doanh nghiệp để đạt được bước nhảy vọt trên con đường phát triển. Sau Thế chiến thứ II, từ hoang tàn đổ nát, Nhật Bản (NB) đã làm thế giới ngạc nhiên khi “hóa rồng” với những bước tiến thần kỳ trong phát triển kinh tế - khoa học kỹ thuật.


Thời gian gần đây, sự trỗi dậy của “gã khổng lồ” Trung Quốc để trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới không thể không khiến người ta thán phục. Cho đến Google, Instagram,…cũng đã vận dụng triệt để triết lý này trong việc chinh phục thị trường. Còn đối với start-up, đứng trên vai người khổng lồ sẽ là bước ngoặt để có thể tiệm cận thị trường, chinh phục cộng đồng và rẽ sóng ra biển lớn. Nhưng start-up phải đứng như thế nào trên vai người khổng lồ để không bị ngã đau?
dịch vụ báo cáo tài chính quận hóc môn
Đừng chủ quan chỉ đứng 1 chân trên vai người khổng lồ

Có một thống kê cho rằng cứ 10 start-up ra đời thì có đến 9 dự án sẽ thất bại và đặc biệt, trong bối cảnh nhà nhà khởi nghiệp, người người start-up thì câu hỏi làm sao để khởi nghiệp thành công và sản phẩm tiệm cận với thị trường, vươn vai rẽ sóng ra biển lớn sẽ không dễ tìm được đáp án đúng. Nhiều thống kê cho rằng, vốn – công nghệ - quy trình – nhân sự là chìa khóa để tháo gỡ nút thắt cho những dự án khởi nghiệp và lý thuyết “Đứng trên vai người khổng lồ” được vận dụng đúng thời điểm sẽ dẫn đến một con đường mới cho những ước mơ start-up.

Ông Phạm Đình Nguyên – CEO của thương hiệu café PhinDeli đã từng có lời khuyên dành cho giới start-up “Thật khó để khởi nghiệp từ con số 0. Mọi người cần có tiền để khởi nghiệp. Chúng ta có thể không có nhiều tiền nhưng bắt buộc phải có vốn. Nguồn vốn có thể được huy động từ 2 nguồn là kêu gọi vốn và tự tích lũy bằng cách tự đi làm thuê". Nhưng ngay cả khi đã kêu gọi được vốn, làm sao để có thể lèo lái dự án đến được bờ mà không bị “nuốt chửng” giữa chừng hay vướng vào cảnh “con mình sinh ra nhưng người ta rót vốn thì sẽ dạy dỗ”.
dịch vụ báo cáo tài chính tại nhà bè
Chia sẻ về chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ”, CEO của Indo Trans Logistics Corporation (ITL Corp) cho biết “Để có được những bài học lớn, phát triển nhanh và đủ sức vươn đến thị trường thế giới thì liên doanh – gọi vốn đầu tư là con đường có gia tốc lớn nhất. Các bạn đừng nghĩ rằng chỉ đến khi dự án khó khăn thì mới phải kêu gọi vốn hay khi bạn muốn sang nhượng thì tìm đối tác mà hãy nghĩ đến những cung đường xa hơn, hãy gọi vốn khi doanh nghiệp đang làm ăn trên đà phát triển hay gần đạt được đến điểm hòa vốn. Điểm cộng lớn nhất để nhà đầu tư quyết định liên doanh hay rót vốn vào dự án là mục tiêu thị trường, tầm nhìn chiến lược và giá trị mang lại cho cộng đồng.

Ví dụ với ITL Corp, khi chúng tôi tiếp xúc và làm việc cùng các đối tác như Ceva Logistics (tập đoàn logistics top 5 thế giới), Keppel Logistics (công ty logistics hàng đầu Singapore), Mitsubishi Logistics (tập đoàn hàng đầu Nhật Bản) để thành lập liên doanh tại Việt Nam thì chúng tôi vẫn là doanh nghiệp rất mới. Chúng tôi bắt đầu với nguồn vốn hạn hẹp, công nghệ không hiện đại nhưng ITL Corp cảm nhận được tình trạng của thị trường, xu thế phát triển và chúng tôi có một giấc mơ lớn ghi danh mình ở Việt Nam và Đông Nam Á. Khi liên doanh cùng các “ông lớn” logistics trên thế giới, ITL Corp học hỏi được công nghệ, quy trình khai thác vận hành hàng hóa và nguồn vốn không còn là trở ngại để chúng tôi có thể tiếp cận được chuỗi giá trị của thế giới. Tuy nhiên, chúng tôi chưa bao giờ dám ngừng nghỉ hay lạc quan về những kết quả đã đạt được, mục tiêu vẫn còn ở phía trước và vẫn tiếp tục với tinh thần start-up. Nếu bạn start-up, muốn đứng trên vai người khổng lồ thì đừng bao giờ chủ quan chỉ đứng 01 chân, sóng sau xô sóng trước đã là quy luật…”
lịch vụ báo cáo tài chính quận 3
Cho đến bài học phải luôn có chìa khóa cho thị trường ngách

Sau khi chinh phục thị trường Mỹ, năm 2011, các tập đoàn kinh tế hàng đầu Trung Quốc bắt đầu “đổ bộ” vào Nhật Bản – thị trường tiêu dùng nổi tiếng “khó tính”. Xác định không thể “một mình một ngựa” thâm nhập Nhật Bản, các thương hiệu của Trung Quốc như Huawei, ZTE, Haier, Lenovo,… đã chuyển hướng sang liên doanh, kết nối với các “tượng đài” kinh doanh của NB. Tháng 7/2011, Haier Group Corporation (tập đoàn đa quốc gia, trụ sở chính đặt tại Trung Quốc) và Công ty Sanyo Electric (công ty thành viên thuộc Tập đoàn Panasonic - Nhật) đã ký kết biên bản ghi nhớ Haier mua lại mảng kinh doanh tủ lạnh, máy giặt và các sản phẩm điện máy tiêu dùng khác của Sanyo tại Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Trong khi đó, Lenovo đã đầu tư 175 triệu USD thành lập liên doanh, mà hãng chiếm 51% cổ phần, với hãng điện tử hàng đầu NB là NEC. Vị trí ở trung tâm trái tim công nghệ hàng đầu thế giới có thể giúp các công ty TQ thiết lập thương hiệu toàn cầu. Ông Du Jingguo, Phó chủ tịch của Haier, thừa nhận: “NB nổi tiếng thế giới về công nghệ. Vì vậy, chúng tôi tự tin rằng các sản phẩm được thiết kế cho thị trường cạnh tranh này sẽ thành công trên toàn cầu”. Lúc này, chiến lược đứng trên vai người khổng lồ của các tập đoàn ở Trung Quốc đã quá rõ, và chiến thuật càng xuất sắc hơn khi khéo léo tìm ra chìa khóa chinh phục những thị trường khó tính.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét