Sáng 16/3, UB Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
Chủ nhiệm UB Khoa học công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng, cơ quan thẩm tra dự án luật, cho biết, có ý kiến đề nghị cần có chính sách hỗ trợ đối với các sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực, đồng thời có chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm, công nghệ trong nước nghiên cứu và tạo ra, đặc biệt là trong các dự án sử dụng ngân sách nhà nước.
dịch vụ kế toán thuế tp hcm
Tiếp thu ý kiến trên, dự thảo luật đã bổ sung Điều 34 về phát triển công nghệ tạo ra và hoàn thiện các sản phẩm chủ lực, trọng điểm, quốc gia, trong đó quy định rõ chính sách ưu tiên, khuyến khích và ưu đãi về tín dụng, thuế, đất đai đối với việc phát triển, chuyển giao, ứng dụng các công nghệ tạo ra và hoàn thiện sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm và sản phẩm quốc gia có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.
Dự thảo luật cũng có quy định tại khoản 3 về chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm, công nghệ trong nước nghiên cứu và tạo ra, đặc biệt là trong các dự án sử dụng ngân sách nhà nước khi đầu tư mua sắm công.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng cũng thông tin, có một số ý kiến lo ngại quy định này sẽ mâu thuẫn với quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về cấm bảo hộ sản phẩm trong nước và quy định của Luật Đấu thầu. Việc “ưu tiên” được chỉ ra là có thể tạo nên cơ chế “bao cấp” làm suy giảm động lực nghiên cứu, đổi mới và phát triển công nghệ tạo ra trong nước.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đưa quy định “ưu tiên” vào luật sẽ dễ bị… “thổi còi”.
Theo hướng phân tích này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng đặt vấn đề: “Nhỡ sản phẩm sản xuất trong nước kém thì sao. Nhà nước không ưu tiên bỏ tiền mua sản phẩm kém”.
Quy định về thẩm định công nghệ trong các dự án đầu tư cũng là nội dung còn nhiều băn khoăn.
Báo cáo của UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu rõ, có ý kiến cho rằng thời gian vừa qua, công tác quản lý công nghệ nhập khẩu vào Việt Nam chưa được chặt chẽ, thiếu sự phối hợp đã dẫn đến tình trạng nhiều công nghệ, thiết bị lạc hậu, tác động xấu đến sức cạnh tranh của nền kinh tế, gây ô nhiễm môi trường. Có ý kiến đề nghị phải thẩm định công nghệ tất cả các dự án; đề nghị thẩm định các dự án thuộc các chương trình trọng điểm quốc gia, dự án sử dụng vốn nhà nước có giá trị trên 100 tỷ đồng; quy định cụ thể việc thẩm định công nghệ phải thông qua Hội đồng thẩm định, thành phần chuyên gia tham gia Hội đồng thẩm định, quy trình, thời gian thẩm định, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định.
dịch vụ báo cáo tài chính hải phòng
Một số vị đại biểu đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong kiểm tra, giám sát việc chuyển giao công nghệ trong quá trình triển khai, thực hiện đối với tất cả các dự án, đặc biệt là các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, cơ quan thẩm tra và Ban soạn thảo nhất trí cho rằng, hoạt động chuyển giao công nghệ là vấn đề rất quan trọng vì vị thế của một quốc gia gắn chặt với trình độ công nghệ của quốc gia đó.
Tuy nhiên, một số ngành, lĩnh vực vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, vẫn chuyển giao công nghệ thông qua mua máy móc, thiết bị phần lớn đã lạc hậu 2 - 3 thế hệ là chính, không đi kèm với giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật... Do đó, rất cần thiết có các giải pháp thẩm định, kiểm soát luồng công nghệ nhập khẩu vào để ngăn chặn công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường, công nghệ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người đồng thời, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam và yêu cầu của cải cách hành chính.
Theo đó, dự thảo luật được chỉnh sửa ở 3 điều tương ứng với 3 danh mục (luồng) công nghệ gồm công nghệ khuyến khích chuyển giao (điều 9), công nghệ hạn chế chuyển giao (điều 10) và công nghệ cấm chuyển giao (điều 11). Dự thảo giao Chính phủ căn cứ vào tình hình thực tế để ban hành cụ thể các danh mục này. Đồng thời quy định rõ tại Điều 13 dự thảo luật “Dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao và Các dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ” là những dự án đầu tư phải thẩm định công nghệ. Kết quả thẩm định công nghệ là nội dung bắt buộc trong báo cáo thẩm định dự án đầu tư trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Ngoài ra, ban soạn thảo luật cũng bổ sung các quy định, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
Đối với việc kiểm tra, giám sát công nghệ trong các dự án, tiếp thu ý kiến xác đáng của các vị đại biểu Quốc hội, trong dự thảo luật đã bổ sung Điều 18 “Kiểm tra, giám sát công nghệ trong dự án đầu tư”, trong đó quy định cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ để kiểm tra, giám sát việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư cùng với việc kiểm tra, giám sát đầu tư.
Khi có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra công nghệ của dự án đầu tư. Quy định này cũng nhằm giảm thiểu tối đa việc có quá nhiều cơ quan kiểm tra giám sát dự án khi sự cố xảy ra, song không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính và đảm bảo quản lý chặt chẽ công nghệ được sử dụng.
Đồng ý với sự cần thiết phải có quy định để ngăn chặn công nghệ "rác" vào Việt Nam và tất cả các công nghệ mới đều phải được thẩm định nhưng Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lưu ý việc làm đó không được gây ra những khó khăn trong thủ tục hành chính.
Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017
Không ưu tiên mua công nghệ kém, chặn cửa nhập công nghệ “rác”
00:55
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét