Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Dân “khốn đốn” vì trồng chanh không quả, công ty bao giống “lặn mất tăm”

Theo ông Trần Đình Sơn và một số hộ dân (Thôn Thiên An, xã Ia Blứ) phản ánh, khoảng đầu năm 2016, Công ty TNHH Tuấn Đại An (địa chỉ số 38 Lý Nam Đế, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) xuống gặp người nông dân ở xã Ia Blứ để quảng cáo về giống chanh dây mới. Theo lời quảng cáo của công ty thì giống chanh dây này ươm từ hạt, không phải giống ghép truyền thống, chống chụi sâu bệnh tốt, cho năng suất cao.

Để người dân tin tưởng, phía công ty hỗ trợ cho người dân nợ 50% tiền giống, phân bón và sẽ trừ khi chanh dây thu hoạch. Tương tự như vụ ở Chư Sê, thì công ty TNHH Tuấn Đại An cũng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho tất cả hộ dân trồng cho công ty. Hợp đồng này nêu rõ, công ty có trách nhiệm thu mua sản phẩm cho dân… Khi cây xuống giống mà trong vòng 4 tháng không thấy đậu bông thì công ty có trách nhiệm thay thế cây khác cho dân….
dịch vụ báo cáo tài chính tại hà đông
Ông Trần Đình Sơn cho biết thêm, vừa qua “đại dịch” tiêu chết đã làm cho gia đình tôi “khốn đốn”. Thấy công ty về giới thiệu cây chanh dây nhanh thu hồi vốn và có lợi nhuận cao nên cũng đầu tư để trồng chanh. Gia đình vay mượn được 200 triệu đồng, để trồng 2ha chanh dây. Hơn 8 tháng chăm sóc giờ đây chanh không có quả, tuy xót lắm nhưng cũng phải chặt bỏ… Phía công ty chúng tôi cố gắng liên hệ nhưng không được.”

Theo ông Lê Đầu (Trưởng thôn Lương Hà, xã Ia Blứ), phần lớn người dân khi dính phải chanh dây không quả cũng muốn chuyển qua giống mới, hoặc cây trồng khác nhưng đã hết vốn đầu tư. Công ty ban đầu cũng thừa nhận với dân là chanh dây không có quả, hứa sẽ bù lại giống mới, nhưng giờ lại “lặn mất tăm”.
địa chỉ học kế toán tại bắc ninh
Ông Nguyễn Sinh - Chủ tịch Hội nông dân xã Ia Blứ cho biết, theo khỏa sát thì công ty TNHH Tuấn Đại An đã kí hợp đồng với khoảng 60 hộ trên địa bàn xã để trồng giống chanh dây. Nhưng trồng đến tháng thứ 8 mà chanh dây không có quả mà chỉ toàn thấy lá. Theo trong hợp đồng cam kết, đến 4 tháng chanh dây không có đậu bông thì công ty phải thay thế giống khác. Tuy nhiên, ban đầu khi người dân gọi lên phản ánh, công ty có cử người về được 1 lần, nhưng đến nay thì không còn liên lạc được nữa.

Để xác minh phản ánh của người dân, phóng viên đã lần về địa chỉ ghi trong hợp đồng của Công ty TNHH Tuấn Đại An (tại số nhà 38 Lý Nam Đế, TP. Pleiku của). Tại đây, căn nhà này đã khóa trái cửa, gọi vào số điện thoại không có tín hiệu. Phía ngoài vẫn còn treo bảng hiệu Công ty Tuấn Đại An, nhưng không phải chuyên về nông nghiệp mà là dịch vụ: “Nhận vận chuyển hàng hóa”. Theo chủ căn nhà này cho biết, công ty đã đóng cửa từ nhiều tháng nay không thấy ra vào.
địa chỉ học kế toán tại cầu giấy
Trước đó, Dân trí cũng đã phản ánh, cả nghìn tấn bí xanh của người dân xã Ia Glai (Chư Sê, Gia Lai) đến kỳ thu hoạch nhưng không ai thu mua. Người dân rớt nước mắt nhìn đống bí xanh của mình bị thối rữa từng ngày. Tương tự khoảng 6 tháng, Công ty Công ty Cổ phần Phú An Khang Tây Nguyên cũng đến thuyết phục người dân trồng bí và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân. Đến ngày thu hoạch, bí chín đầy ruộng, người công ty tự dưng mất tích./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét