Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Tiêu dùng phô trương và tiêu dùng kín đáo

Nhà kiểu lâu đài, xe hơi, túi xách hàng hiệu, điện thoại thông minh, … là những biểu hiệu hiện thời của tiêu dùng phô trương.

Đại gia X sở hữu cả một bộ sưu tập xe sang gồm nhiều hiệu có giá hàng tỉ đồng mỗi chiếc dù ông ấy biết rằng để đi từ điểm A đến điểm B thì chỉ cần một chiếc xe là đủ!

Sự tiêu dùng là một hành động kinh tế nhưng được quyết định, phần lớn, bởi các yếu tố xã hội.

Thật vậy, trừ những tiêu dùng cơ sở, cho những nhu cầu thiết yếu như nhu cầu ăn, nhu cầu ở và nhu cầu mặc, Ăn ở đây là ăn cho no để sống. Ở là có nơi tránh mưa trú năng vàmặc là dùng áo quần để che thân. Những nhu cầu tối thiểu này được quyết định đa phần là do sinh lý.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại ninh bình
Còn ăn gì và ăn cách nào, nhà đẹp, nhà sang hay áo quần hàng hiệu, … là những tiêu thụ được quyết định bởi các yếu tố tâm lý - xã hội.

Tâm lý vì cá nhân tiêu dùng muốn khẳng định khác người, hơn người hay …giống các thành viên khác trong nhóm – nhóm trẻ, nhóm nhà giàu, …

Xã hội vì đó là cách thể hiện, “dịch ra bằng vật chất cụ thể văn hóa của mình”.

Văn hóa ở đây là tất cả những cách hành xử, quan niệm sống cho mình, với xã hội và trong xã hội – lý thuyết hơn tí thì có thể dùng chữ habitus – tập tính – của Bourdieu.

Tức là ta ăn, ở, mặc, … tùy theo xã hội, và trong một xã hội, tùy theo giai cấp (và trong một chừng mực nào đó, tùy nhóm tuổi, tùy bạn bè,… )

Giản dị và dễ hiểu những thí dụ sau đây minh họa điều này – tiêu dùng theo giai cấp:

- Trong thành phố nào cũng có khu nhà giàu và khu nhà nghèo. Thiên hạ có vẻ được tự do chọn nơi cư ngụ nhưng thật ra họ bị ràng buộc bởi giá cả.

- Cùng là siêu thị bán cái chính là lương thực nhưng có những siêu thị cho người giàu và những siêu thị cho người bình dân. Tiệm áo quần cũng vậy.

- Quan niệm về cái đẹp khác nhau tùy giai cấp: đẹp vì hữu dụng hay đẹp vì mỹ thuật, theo trường phái X, Y.

Tiêu dùng phô trương đi xa hơn các cách tiêu dùng theo giai cấp. Ở đây, cũng theo giai cấp đó nhưng cách tiêu dùng là ngôn ngữ để khẳng định giai cấp. Mang giày Nike, mặc áo Lacoste, xách túi Vuiton, … chẳng hạn.
thành lập dn tại nam định
Chủ đích của người tiêu dùng phô trương tế nhị hơn, để khẳng định giai cấp, đổng ý nhưng có khi để hướng tới giai cấp mà mình muốn làm thành viên

Đại loại kiểu :

- Tôi bóp bụng tiêu dùng sang để … giống X hay Y, của giai cấp nhà giàu và là khuôn mẫu của tôi.

- Tôi dùng hàng cùng hiệu để được nhóm X hay Y nhìn nhận như thành viên (nhóm bạn ở trường, ở nhóm sinh hoạt để không bị bỏ rơi hay loại trừ)

- Tôi tiêu dùng như thế để không có mặc cảm thấp kém.

Theo Bourdieu, lui tới một số chỗ (trung tâm văn hóa, Opera, Bảo tàng viện) – sở thích một hình thức nghệ thuật nào đó (nhạc thính phòng hay nhạc nhẹ), ưa chuộng những thức ăn đặc biệt (organic – tiếng Việt là hữu cơ, bia, rượu đỏ)… là chữ ký của giai cấp, của văn hóa riêng.

Tiêu dùng phô trương, nhiều tác giả đã bàn tới, người đầu tiên có lẻ là Thorstein Veblen. Chữ ông dùng là «Conspicuous consumption» trong sách The Theory of the Leisure Class – – Lý thuyết của giai cấp rảnh rang – xuất bản năm 1899, ông mô tả tầng lớp trưởng giả Mỹ qua các tiêu thụ phí phạm của cải
thành lập dn tại hải phòng

Chủ đích chính của họ, giai cấp nhàn rổi, là để khẳng định đẳng cấp của cá nhân, vị trí xã hội của họ ( thí dụ Thorstein Veslen đưa là người trưởng giả thích khoe số người giúp việc của mình).

Báo chítrong đó có một số báo chí ở Việt Nam, lại góp sức …quảng bá cho tiêu dùng phô trương. Vì nhiều lý do:

- Họ được trả tiền để đăng bài đánh bóng tên tuổi của người giàu, hay để quảng cáo cho các thương hiệu

- Hay cho dù họ không được trả tiền đi nữa thì chuyện của người giàu thường … đẹp hơn, dễ làm cho độc giả mơ mộng hơn và làm đẹp trang báo. Báo sẽ có nhiều người đọc hơn

- Cũng có thể nói chuyện nhà giàu để … ru ngủ dân tình, cho họ quên đi phần nào cái màu xám của sự thật hàng ngày,

Người đầu tiên đưa ra quan niệm sống kín đáo ở nước ta, theo chỗ tôi biết, là Nguyễn Bỉnh Khiêm, thế kỷ thứ 15-16. Cái kiểu mà ông nói “ Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao”.

và sau đó là Nguyễn Khuyến, thế kỷ thứ 19, với mấy câu

”Lầu son phủ tía nhường cho trẻ. Nước biếc non xanh bạn với già”

Nguyễn Khuyến, với câu :nước biếc non xanh” lại cho ta thấy việc về với thiên nhiên và tôn trọng thiên nhiên. Thật vậy, hai thế kỷ sau, hiện thời giới trí thức biết suy nghĩ đề cao việc tôn trọng môi trường – vấn đề này ta sẽ bàn đến ở phần kết luận.

Tiêu dùng gọi là kín đáo vì người giàu thật sự, giàu từ gốc có ngọn có ngành không cần khoe.

Kín đáo vì chuyện tiêu dùng là chuyện riêng tư, người có suy nghĩ thì hay bảo vệ cái riêng tư. Cũng kín đáo nữa vì những tiêu dùng này có tính trường cữu, kéo dài trong thời gian, nếu muốn phô trương thì thật tình người tiêu dùng kín đáo cũng không biết phải phô trương lúc nào.

Được xếp vào các tiêu dùng kín đáo những tiêu dùng cho giáo dục, cho văn hóa, cho mỹ thuật, cho đạo đức, cho giá trị sống, … những tiêu dùng mà chỉ người trong cuộc mới “thấm thía” giá trị. Cực đoan mà nói các thí dụ sau đây minh họa cho những tiêu dùng kín đáo: một chén trà ngon, một quyển sách triết, một tác phẫm hội họa hay điêu khắc đẹp, một viện bảo tàng trong chuyến du lịch xa hay cụ thể hơn, chịu sở phí cho con cái học một ngành mà chúng thích – chứ không phải một ngành để sau này dễ kiếm tiền.

Kết luận

Cái tôn vinh của vật chất hay commodity fetishism mà Marx đã đề cập tới, ta hiện đang thấy đầy rẩy chung quanh ta mỗi ngày. Phải có xế hộp hiệu này, Iphone hiệu kia là điển hình.

https://en.wikipedia.org/wiki/Commodity_fetishism

Từ hồi mà tôi … làm quen với xã hội học tới bây giờ, ở trời Tây, xe to, nhà thiết kế đồ sộ hay áo quần hàng hiệu chưa bao giờ là biểu hiệu của giàu sang thanh nhã.

Hiện phần đông các nhà trí thức và các tầng lớp tinh hoa phương Tây thường chọn ăn các thức organic, ở phù hợp với thiên nhiên, dạy con tử tế…đầu tư cho tương lai cho bền vững. Thậm chí một số người hiện dùng xe đạp để di chuyển hầu góp phần bảo vệ môi trường. Họ tiêu dùng kín đáo, dù họ là triệu hay tỉ phú.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét