Thật ra, quy định này đối với giáo viên bản ngữ khi dạy học tại các trường ở thành phố đã được đặt ra từ lâu. Mới đây, trong hướng dẫn chuyên môn tiếng Anh cấp tiểu học năm học 2017-2018, lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM tiếp tục nhắc lại quy định này với nhấn mạnh: Giáo viên bản ngữ tuyệt đối không đặt tên tiếng Anh cho học sinh.
Quản lý... hài?
Trước nội dung này, không ít người phì cười và cho rằng, quản lý dường như đang quá rảnh rỗi nên đặt ra những quy định hài hước, can thiệp vào việc trong lớp học vốn chẳng ảnh hưởng đến ai.
Việc gọi học sinh bằng tên tiếng Anh có thể giúp thầy cô giao tiếp, dạy học một cách thuận lợi hơn. Học tiếng Anh, nhất là được học với giáo viên nước ngoài càng cần tạo một môi trường Anh ngữ. Việc đặt tên học sinh bằng tiếng Anh tạo ra không gian ngoại ngữ thật sự, các con được luyện nói, giọng bằng chính tên gọi.
Cô Ngọc Thu, một giáo viên ở TPHCM chia sẻ, quy định này can thiệp quá sâu vào nội bộ lớp học. Việc giáo viên gọi học sinh tiếng Anh có ảnh hưởng gì đến chất lượng giờ dạy không, vi phạm đạo đức gì không...
“Theo tôi ngành chỉ nên quản lý chất lượng, trình độ, chương trình giảng dạy và cả mức lương chi trả với giáo viên bản ngữ. Còn việc “quản” tên gọi học sinh là không cần thiết. Nhất là khi học sinh có tên tiếng Việt mà giáo viên bản ngữ rất khó gọi.
Nhiều người gọi quy định này là hài hước, lạ lùng... nhất là phụ huynh, không nhiều người đồng tình. Nhất là bây giờ nhiều người có xu hướng đặt tên ở nhà của con bằng bằng tên tiếng Anh. Hiện nay, những đứa trẻ có tên “tên Tây” gọi nhiều hơn tên thật trên giấy giờ như Mary, Peter, Anne, Jone, Charles... không hề hiếm.
Chửi cha không bằng... “chế” tên?
Bên cạnh việc nhiều người cho rằng Sở GD-ĐT TPHCM đưa ra quy định không cần thiết, hài hước thì cũng không ít ý kiến, nhất là của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục lại đánh giá cao quy định của Sở.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ
Anh Đặng Tuấn, quản lý một trung tâm ngoại ngữ cho hay, thật ra không nhiều giáo viên bản ngữ đặt tên tiếng Anh cho học sinh. Có nhiều tên các em rất khó đọc nhưng giáo viên bản ngữ vẫn cố gắng phát âm, gọi tên các em.
Theo ông Tuấn, ngoại ngữ cần thiết cho tất cả mọi người, có thêm một ngoại ngữ là một giới mở ra cho mỗi người, mang đến nhiều cơ hội hơn và đặc biệt ta được tiếp xúc thêm với một nền văn hóa. Ở nền văn hóa đó, mỗi dân tộc đều cố gắng giữ gìn bản sắc của mình thì học sinh Việt cũng vậy. Và cái tên cũng là phần thể hiện rất rõ bản sắc, con người mình.
dịch vụ quyết toán thuế
Ông Tuấn đánh giá, hướng dẫn của Sở GD-ĐT TPHCM rất tâm huyết, có cái nhìn chiều sâu, các địa phương khác nên tham khảo. Chưa kể, chỉ cần vài phụ huynh phản ứng việc con họ bị đặt tên tiếng Anh cũng có thể gây ra rắc rối.
“Chửi cha không bằng pha tiếng”, nhưng đúng hơn có lẽ hơn phải là chửi cha không bằng “chế” tên.
Bây giờ không ít người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, có người làm chung trong môi trường toàn người Việt nhưng cũng không ai đặt thêm cho mình tên tiếng Việt để mọi người dễ gọi. Nhiều du học sinh cũng chia sẻ, tên các em rất khó gọi nhưng ra bên ngoài, các giáo sư, giảng viên hay bạn bè quốc tế vẫn cố gắng gọi tên bằng tiếng mẹ đẻ của các em. Cũng như các em cố gắng gọi đúng tên mọi người.
thuê dịch vụ kế toán tại hải phòng
Đó là sự tôn trọng người khác dù họ thuộc dân tộc nào, màu da nào... Và cũng là tự tôn của mỗi người.
Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017
Tranh cãi quy định giáo viên bản ngữ không được gọi học sinh bằng tên tiếng Anh
20:23
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét