Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

“Bậc thầy đàm phán” Donald Trump sẽ thương lượng những gì trong chuyến thăm châu Á?

Ông Donald Trump đã bắt đầu chuyến công du châu Á từ ngày 3/11 với điểm đến đầu tiên là Nhật Bản trước khi tiếp tục thăm Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Chuyến thăm dự kiến kéo dài 11 ngày. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Trump sẽ tiếp tục củng cố mối quan hệ với các đồng minh và đối tác trong khu vực và thể hiện vai trò “đầu tàu” trong việc thúc đẩy tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, các nước châu Á băn khoăn về mức độ mà chính quyền Tổng thống Trump sẵn sàng để hợp tác nhằm hướng tới mục tiêu thịnh vượng kinh tế và an ninh khu vực.
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại cầu giấy
Các đồng minh thân thiết của Mỹ trong khu vực sẽ chú ý đến dấu hiệu ông chủ Nhà Trắng có tiếp tục ủng hộ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương hay không. Hiệp định này vốn được coi là khẳng định cam kết lâu dài giữa Mỹ và toàn khu vực. Ngoài ra tại mỗi quốc gia ông Trump ghé thăm, các nhà quan sát lại có những đánh giá khác nhau.

Nhật Bản

Ông Trump gặp gỡ gia đình của các công dân Nhật Bản nghi bị Triều Tiên bắt cóc. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ đã gặp gỡ lực lượng Nhật Bản và lực lượng Mỹ đồn trú tại đây. Bối cảnh cuộc gặp gỡ diễn ra khi đảng của Thủ tướng Abe vừa giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện sớm và ông Abe tái đắc cử thêm 1 nhiệm kỳ. Dường như nhà lãnh đạo Nhật Bản đang muốn cải tiến và nâng cấp nền quốc phòng của nước này.

Trong cuộc gặp gỡ lần này, các nhà quan sát nhận định ông Abe sẽ muốn thăm dò người đồng cấp nhằm đánh giá ông Trump có thực sự thống nhất quan điểm về việc xử lý vấn đề Triều Tiên để đảm bảo an ninh khu vực hay không. Sau khi đảng của ông Abe giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Hạ viện, ông Trump trong cuộc điện đàm chúc mừng cũng đã thống nhất với ông Abe rằng Mỹ và Nhật cần gây áp lực lên Triều Tiên. dịch vụ báo cáo tài chính tại tp hcm
Hàn Quốc

Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Tổng thống Trump sẽ có cuộc hội đàm song phương với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in và ghé thăm lực lượng Hàn Quốc và Mỹ. Ngoài ra, ông Trump có thể sẽ phát biểu trước quốc hội Hàn Quốc và nhiều khả năng sẽ tôn vinh mối quan hệ đồng minh và hữu nghị bền chặt giữa Seoul và Washington, cũng như kêu gọi cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên Triều Tiên.

Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc được cho là sẽ tận dụng cơ hội này nhằm tìm hiểu xem liệu đối sách với vấn đề Triều Tiên của Mỹ- Hàn có tương đồng nhau hay không. Thời gian gần đây có nhiều đồn đoán cho rằng quan hệ đồng minh lâu năm giữa 2 nước dường như có dấu hiệu chia rẽ và điều này có thể mang lại lợi ích chiến lược cho cả Trung Quốc và Triều Tiên.



Trung Quốc

Sau khi kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc, ông Trump ngày 8/11 sẽ bay tới Trung Quốc gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai Nhà lãnh đạo được cho là sẽ dự hàng loạt các cuộc gặp song phương, thương mại và sự kiện văn hóa.

Trung Quốc vừa tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ 19, đánh dấu sự ra đời của hệ tư tưởng Tập Cận Bình. Từ trước tới nay, chỉ có tư tưởng Mao Trạch Đông được ghi vào điều lệ Đảng khi vị lãnh đạo còn đương quyền.

Các nhà quan sát sẽ trông đợi chương trình nghị sự liên quan tới vấn đề Triều Tiên và thương mại song phương Trung - Mỹ. Chuyên gia kinh tế về Trung Quốc Julian Evans-Pritchard thuộc tổ chức Capital Economics (Anh) nhận định không nên kỳ vọng quá nhiều vào việc phát triển thương mại bền vững giữa 2 quốc gia. Ông nhận định 2 nhà lãnh đạo có thể nhượng bộ ở một vài quan điểm để thông qua một vài thỏa thuận thương mại, tuy nhiên sẽ không có những thay đổi quá lớn.
dịch vụ báo cáo tài chính tại hà đông


Việt Nam

Ngày 10/11, Tổng thống Trump sẽ tới Đà Nẵng tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC và sẽ có bài phát biểu về sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và mở cửa, đồng thời nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của khu vực trong sự phát triển và thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ.

Tại đây, Tổng thống Trump có thể sẽ có những cuộc gặp gỡ riêng rẽ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte bên lề diễn đàn. Sau đó, người đứng đầu Nhà Trắng sẽ thăm Hà Nội, hội đàm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào ngày 11/11.

Quan hệ song phương Việt - Mỹ đã có những khởi sắc đáng kể dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Obama đã có nhiều ủng hộ và thể hiện vị thế của nước lớn với vấn đề Biển Đông. Từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, nhiều ý kiến cho rằng Mỹ sẽ thể hiện quan điểm cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc nhằm giám sát tự do hàng hải tại vùng biển quốc tế.

Chuyến thăm của Tổng thống Trump dường như có ý nghĩa lớn với Việt Nam vì Mỹ không chỉ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam mà Mỹ còn là quốc gia có ảnh hưởng lớn tới việc thông qua TPP, hiệp định mà các nhà quan sát cho rằng Việt Nam có thể hưởng nhiều lợi ích nhất. Tuy nhiên, ông Trump đã rút Mỹ khỏi TPP ngay vào ngày nhậm chức 20/1/2017.






Philippines

Ngày 12/11, Tổng thống Trump dự kiến sẽ tới sang Philippines gặp gỡ Tổng thống Duterte và tham dự hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á và tiệc kỉ niệm 50 năm thành lập ASEAN.

Quan hệ chiến lược Mỹ - Philippines dường như có dấu hiệu xấu đi từ năm ngoái sau khi Tổng thống Duterte nhậm chức và khởi động cuộc chiến ma túy gây tranh cãi mà Mỹ và các tổ chức nhân quyền chỉ trích. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Trump, quan hệ giữa 2 nước dường như đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại.



Theo phân tích của BMI Research, Philippines là đồng minh chủ chốt của Mỹ do vị thế chiến lược nằm giữa Biển Đông và biển Tây Thái Bình Dương - tuyến đường thương mại chủ chốt trên biển. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hiện tại Philippines dường như đang có xu hướng xích lại gần Trung Quốc và điều này có thể buộc Mỹ phải tìm kiếm những đồng minh chủ chốt khác tại khu vực ngoài Manila.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét