Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

TS Nguyễn Đình Cung: Việt Nam vừa thích, vừa sợ kinh tế thị trường

Đó là nhận định thẳng thắn của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tại Diễn đàn bền vững Việt Nam 2018 được tổ chức trong ngày hôm nay (18/1).

Cụ thể, ông Cung cho biết, Việt Nam sợ thị trường nên bất cứ cái gì xảy ra ở nền kinh tế đều đổ cho thị trường.
dịch vụ báo cáo tài chính tại hà đông

Ví dụ như thực phẩm không an toàn do thị trường, buôn lậu nhiều do thị trường, DN gian lận, vi phạm pháp luật nhiều do thị trường chứ không nhìn về phía Nhà nước, không cho rằng do Nhà nước quản lý kém.

Bên cạnh đó, ông Cung cho hay, ở Việt Nam, mỗi cuối năm đều đạt mục tiêu kế hoạch tăng trưởng đặt ra nhưng cứ 10 năm lại có xu hướng giảm dần.

Do đó, xu hướng và nguy cơ tụt hậu ở Việt Nam là rất lớn. Ông Cung cho rằng, muốn đuổi kịp các nước thì tăng trưởng GDP bình quân đầu người Việt Nam phải đạt 8%/năm liên tục trong 15-20 năm tiếp theo thì mới đuổi kịp các nước.

Bên cạnh đó, năng suất của Việt Nam cũng phải tăng 7%/năm thì mới hy vọng đạt được mức GDP/người đạt 8%/năm.

Tại diễn đàn, Viện trưởng CIEM cũng nhận định rằng, nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam là không chuyển đổi được thành phần kinh tế, không giảm được khu vực kinh tế Nhà nước, không gia tăng được khu vực kinh tế tư nhân.

Hơn nữa, trong khu vực kinh tế tư nhân thì chúng ta không tăng được khu vực kinh tế chính thức, không chuyển được khu vực kinh tế không chính thức sang chính thức.
dịch vụ báo cáo tài chính tại long biên
Như vậy, Việt Nam là một nền kinh tế không dịch chuyển được nguồn lực từ khu vực kém hiệu quả hơn sang khu vực có hiệu quả hơn, ông Cung cho hay.

Đặc biệt, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) có đầu tư lớn, có vốn cao nhưng năng suất, hiệu quả lại thấp. Đầu tư lại thiên về gia tăng tài sản hơn là đầu tư về khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng tài sản.

Thêm nữa, nhiều vùng kinh tế trọng điểm như Hà Nội, TP. HCM không tận dụng được quy mô kinh tế, mật độ kinh tế để nâng cao năng suất, kéo theo được kinh tế của các vùng lân cận.

“Đó là nền kinh tế không chuyển dịch được theo hướng mà chúng ta mong muốn”, ông Dũng nói.
làm báo cáo tài chính quận 10
Nền kinh tế thị trường méo mó

Giải thích cho hiện trạng này, ông Cung cho rằng, nguyên nhân là do Việt Nam luôn có những cải cách nửa vời, không dứt khoát nên mức độ thị trường của nền kinh tế rất thấp.

“Nhìn chung, đây là một thị trường méo mó, một nền KTTT méo mó. Khi chúng ta đang muốn xây dựng một nền KTTT hiện đại, hội nhập nhưng lại chỉ đạt được một nền KTTT méo mó thế này thôi”, ông Cung nhận định.

Theo ông Dũng, cái méo mó đó dẫn tới sự phân bố nguồn lực sai lệch, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, dẫn đến sản xuất kém, năng suất thấp, từ đó năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và DN nói riêng cũng kém.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét