Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Giáo dục ngôn ngữ là môn học mới bắt buộc đối với học sinh

Được biết, trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ bao gồm các môn học cốt lõi là Tiếng Việt/Ngữ văn, Ngoại ngữ và Tiếng dân tộc. Vậy mục tiêu của Giáo dục ngôn ngữ là gì, học sinh được thụ hưởng những gì ở chương trình mới này, thưa ông?
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm
Giáo dục ngôn ngữ là lĩnh vực giáo dục gồm các môn học vừa mang tính công cụ (ngữ), vừa mang tính đặc thù (văn) hướng đến thực hiện mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp, năng lực thẩm mỹ và phát triển các phẩm chất nhân văn cho học sinh.

Đây là lĩnh vực phải đặc biệt coi trọng phát triển đồng thời cho người học năng giao tiếp (giao tiếp bằng Tiếng Việt và bằng ngoại ngữ/ tiếng dân tộc mà HS được học) và năng lực cảm thụ thẩm mỹ qua văn học và qua trải nghiệm văn hóa giao tiếp.

Chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục phát triển con người toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”. Do vậy, cùng với việc phát triển năng lực, lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ góp phần hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu như: Sống yêu thương, Sống tự chủ và Sống trách nhiệm,...
dịch vụ kế toán thuế trọn gói
Theo đó, lĩnh vực giáo dục này giúp học sinh hình thành và phát triển các năng lực chung trong giáo dục phổ thông như năng lực giao tiếp, năng lực tư duy và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực cảm thụ văn học và những phẩm chất tâm hồn trong sáng, cao đẹp, những quan niệm sống và phép ứng xử nhân văn; giúp học sinh nhận biết được ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng và công cụ tư duy của con người, là công cụ để học tốt tất cả các môn học, từ đó có ý thức trau dồi ngôn ngữ.
dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng
Giáo dục ngôn ngữ giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Việt, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, đồng thời biết sử dụng hệ thống các biểu tượng, ký hiệu, công thức, biểu thức, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, biểu thị động tác cơ thể,... trong các lĩnh vực giáo dục khác như Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội, Nghệ thuật, Thể chất,...

Giáo dục ngôn ngữ được thực hiện ở tất cả các môn học, trong đó Tiếng Việt - Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Ngoại ngữ 2 và Tiếng dân tộc là những môn học cốt lõi.

Có 2 dạng môn học: Bắt buộc và tự chọn

Ông giải thích rõ, các môn học được bố cục như thế nào? Học sinh được học ra sao? Triển khai dạy từ lớp mấy?

Tiếng Việt - Ngữ văn là môn học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình phổ thông mới sẽ có hai dạng môn học: bắt buộc và tự chọn. Trong số các môn học bắt buộc, có môn Ngữ văn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học; phù hợp với lứa tuổi và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học. Cũng như các môn học, lĩnh vực giáo dục khác, Tiếng Việt - Ngữ văn được thực hiện theo hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Ở giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn học này có tên là Tiếng Việt ở cấp tiểu học và Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở. Kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản, học sinh có thể sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày và học tập tốt các môn học khác; có thể đọc, viết, nói và nghe các dạng văn bản phổ biến và thiết yếu, phù hợp với trình độ và lứa tuổi; đồng thời thông qua nội dung văn học và tiếng Việt để giáo dục phẩm chất, nhân cách học sinh.

Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh được phát triển và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động học tập và thực tiễn đời sống; đồng thời được tiếp cận với một số nội dung học tập có liên quan đến định hướng nghề nghiệp, đáp ứng sở thích và nhu cầu học tập của mỗi người.

Môn Ngữ văn được tổ chức thành hai phần: bắt buộc và tự chọn. Phần bắt buộc có tên là Ngữ văn 1, tiếp nối các mạch nội dung đã học từ giai đoạn trước. Phần tự chọn (TC2) có tên là Ngữ văn 2, gồm các phân môn Văn học, Luyện đọc và Luyện viết.

Việc đánh giá kết quả học tập sẽ phải căn cứ vào chuẩn cần đạt của môn học đối với từng lớp học, cấp học; tập trung vào đánh giá năng lực giao tiếp – đọc, viết, nói, nghe – qua đó, đánh giá năng lực tư duy. Tinh thần chung là hạn chế kiểm tra khả năng ghi nhớ máy móc, khuyến khích những suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

Đối với môn ngoại ngữ, hiện nay, ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 12; Ngoại ngữ 2 là môn học TC1, có thể bắt đầu và kết thúc học ở bất kỳ lớp nào trong các lớp từ 3 đến 12 tuỳ theo nhu cầu của học sinh và khả năng đáp ứng của nhà trường.

Nội dung được thiết kế nhằm phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo các mức khác nhau, dựa theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tham chiếu khung năng lực ngoại ngữ của châu Âu); chương trình được xây dựng liền mạch từ giai đoạn giáo dục cơ bản lên đến hết giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (hết lớp 12).

Còn Tiếng dân tộc là môn học TC1, có thể bắt đầu và kết thúc học ở bất kỳ lớp nào trong giai đoạn từ lớp 3 đến lớp 9.

Hai mục tiêu của bộ môn – phát triển năng lực giao tiếp và phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ (qua văn học) – được thực hiện đồng thời, dựa trên văn bản/hệ thống văn bản chung. Theo đó, kết quả phát triển năng lực giao tiếp sẽ là điều kiện, cơ sở để phát triển năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học - nghệ thuật.

Đây có thể xem là bước chuyển quan trọng trong tư duy, chiến lược giáo dục, hứa hẹn những đổi mới quan trọng, sâu sắc trong dạy học Ngữ văn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét