Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Xét tuyển ĐH 2016: Lập tuyển sinh theo nhóm trường để chống “ảo”

Trường tốp trên có thể “ảo” tới 50%

Với hình thức tuyển sinh theo nhóm trường, dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2016 của Bộ GD - ĐT yêu cầu các trường ĐH, CĐ, các trường thành viên của ĐHQG, ĐH vùng cần xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh của nhóm.

Ngoài ra, đề án cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các trường trong nhóm; phương thức đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh vào các trường trong nhóm.
học kế toán thực tế tp hcm
Liên quan đến quyền lợi của thí sinh, dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2016 của Bộ cũng nêu rõ thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường xét tuyển theo nhóm trường, số ngành đăng ký tối đa trong mỗi đợt xét tuyển thực hiện theo quy định chung.
dịch vụ hoàn thuế gtgt
Theo đó, đợt I, thí sinh chỉ được ĐKXT tối đa vào 2 trường, mỗi trường không quá 2 ngành; thí sinh không được thay đổi nguyện vọng vào trường, ngành đã đăng ký trong đợt xét tuyển. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, với cách thay đổi này thí sinh có thêm cơ hội vào 2 trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thí sinh có nhiều cơ hội hơn để chọn lựa được ngành đã định hướng trong tương lai.
dịch vụ báo cáo tài chính tại mê linh phú xuyên
Ông Trần Mạnh Dũng, trưởng phòng đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết, với cách xét tuyển năm trước thì không có gì lo lắng về thí sinh “ảo” vì đều xét tuyển trong cùng 1 trường. Phần mềm xử lý lọc “ảo” rất tốt, xét theo nguyện vọng ưu tiên thứ tự từ 1-4 ngành/1 trường.

Theo ông Dũng, với năm nay, mở rộng 2 nguyện vọng 2 trường lại khác. Đây là một chủ trương tốt để hạn chế bất cập trong việc xét tuyển năm trước nhưng lại đặt ra bài toán: nếu không sử dụng phần mềm lọc ảo với điều kiện là 1 kho dữ liệu chung của tất cả các trường hoặc của một nhóm trường có mức điểm ngang nhau thì sẽ gây ra ảo lớn vì thí sinh được đăng ký 2 nguyện vọng thì không dại gì kể cả thí sinh điểm cao hầu hết đều đăng ký cả 2 nguyện vọng.

Số lượng thí sinh điểm cao chắc chắn sẽ trúng tuyển cả 2 trường. Đương nhiên, thí sinh chỉ được chọn 1 trường để học và trường kia sẽ bị ảo. Ví dụ thí sinh đăng ký xét tuyển Học viện Ngân hàng và ĐH Ngoại thương nhưng đều trúng thì thí sinh chỉ được lựa chọn 1 trường để học như vậy 1 trường sẽ ảo rất lớn. Đây là cái gây khó khăn cho các trường.

Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác tuyển sinh, ông Lê Hữu Lập, nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cho rằng, nếu cho thí sinh đăng ký vào hai trường trong đợt 1 sẽ dẫn đến tỉ lệ ảo rất lớn, có thể tỉ lệ đó là 50%. Thí sinh có thể đỗ cả hai trường nhưng chỉ khi nào thí sinh nhập học mới biết thí sinh chọn trường nào.

Vấn đề thí sinh “ảo” trong tuyển sinh chỉ ở nhóm khoảng 30 – 40 trường tốp trên. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay đã có nhiều trường đại học liên kết thành lập nhóm để xét tuyển chung.

“Chúng tôi vẫn phải có phương án để dự phòng để chống “ảo”. Chúng tôi không còn cách nào khác là dùng phần mềm để lọc “ảo”. Lọc ảo năm nay phải tham gia vào nhóm trường . Tôi sẽ tham gia nhóm trường có mức điểm tương đương” – ông Dũng khẳng định.

Ông Dũng cho rằng, chúng tôi tham gia xét tuyển theo nhóm trường với mục đích để tuyển sinh thuận lợi cho nhà trường chống ảo và thuận lợi cho thí sinh. Khi thí sinh đăng ký tham gia xét tuyển ở nhóm này sẽ không gặp khó, không có bất lợi khi cơ hội bị giảm đi. Bên cạnh đó, thí sinh đã trúng tuyển NV 1 rồi sẽ không xét tuyển ở trường thứ 2 nữa, mặc dù trường thứ 2 có điểm cao hơn.

“Với hình thức tuyển sinh theo nhóm trường, tôi rất muốn Bộ giáo dục nên đứng ra giúp các trường trong việc này. Mặc dù các trường được tự chủ tuyển sinh nhưng có thể đề xuất nhờ bộ” - ông Dũng đề xuất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét