Nghĩa là ứng viên phải gửi đơn từ tháng 9-10 để tháng 11-12 phỏng vấn hoặc nộp tháng 11-12, phỏng vấn tháng 1-2… Ai học đại học thì đầu năm 4 là phải ưu tiên xin việc, nếu chưa được nhận từ cuối hè năm 3. Cử nhân muốn vào ngành Tư vấn hay Ngân hàng thì đầu năm 3 phải xin thực tập hè ở công ty muốn làm và hết hè thường là đã biết sang năm có được nhận quay trở lại hay không (họ chỉ nhận thực tập SV năm 3). Còn nếu học thạc sỹ 1 năm thì vài tháng sau khi nhập học đã nộp đơn và học 2 năm thì đầu năm thứ 2 phải lo rồi.
dịch vụ thành lập chi nhánh công ty
Các ngành khác thì linh hoạt hơn, nhưng các vị trí thực tập luôn tuyển theo đợt và nộp muộn họ tuyển xong rồi thì lỡ cả mùa hè. Ngoài ra nếu năm 3 không đi thực tập thì hết năm 4 không có kinh nghiệm gì để nói khi đi xin việc cũng rất bất lợi. Tóm lại là cần lo sớm.
Đầu năm mới vào học được vài tháng các bạn hay ngơ ngác, nhưng đây lại là lúc các trường thường tổ chức workshop về xin việc. Trường lớn sẽ có một mẫu resume và biz card cho sinh viên, dùng nó thì nhà tuyển dụng dễ nhận ra thương hiệu trường.
dịch vụ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Mùa Thu cũng là thời điểm của các hội chợ việc làm. Bạn nào muốn xin việc hiệu quả nên dành thời gian nghiên cứu cơ hội: công việc gì, công ty nào, người đi phỏng vấn là ai, họ tìm gì ở ứng viên. Có nhiều bạn khôn sẽ liên hệ với người tuyển dụng trước hội chợ để xin hẹn phỏng vấn.
Hồi mình đi học, vì là sinh viên quốc tế ngành báo chí nên mình chọn những hãng tin và tờ báo lớn để nộp đơn. Lý do là vì: 1) họ hay có chương trình “vườn ươm” cho nhà báo trẻ; và 2) các tổ chức tầm quốc tế sẽ quan tâm tới nhà báo đến từ các nước hơn. Cái bất lợi của việc chọn công ty lớn là sẽ có rất nhiều người khác cũng muốn vào, nên cạnh tranh hơn rất nhiều. Nếu bạn chọn một công ty nhỏ ở địa phương, có khi ít người nộp đơn bạn lại dễ nổi trội. Tuy nhiên cũng cần phải rất hiểu văn hoá và thị trường bản địa, và chắc chắn phải học lái xe nếu nghĩ tới việc đi làm ở các thành phố nhỏ hay thị trấn ngoại ô.
Mình hay tránh xin việc ở những văn phòng tổ chức quốc tế tại Mỹ. Nghe thì có vẻ phù hợp vì Liên Hợp Quốc hay các tổ chức phát triển thường tìm người có kinh nghiệm và kiến thức quốc tế. Nhưng vấn đề là đâu phải chỉ có mình bạn; ở Mỹ có 1 triệu du học sinh từ khắp nơi, trong đó có nhiều người rất giỏi. Cạnh tranh với những người giống mình chắc hẳn là sẽ khó để nổi trội. Cá nhân mình cũng đã từng tìm hiểu những nơi này rồi, và chốt lại là mình chọn chơi trên sân của các bạn Mỹ và làm thế có cơ hội để nổi trội nhờ điểm khác biệt của mình.
Dù sao đi nữa, xin việc ở Mỹ cũng không khác ở Việt Nam làm mấy: cần sử dụng tất cả các kênh có thể, từ người quen, thầy cô, bạn bè, cho tới các kênh chính thống như trang tuyển dụng, mạng xã hội, trang việc làm của trường, v.v. Người Mỹ chắc là người nghĩ ra khái niệm “networking”. Họ luôn có những sự kiện kiểu như thế này để sinh viên gặp gỡ làm quen với nhà tuyển dụng. Những trường lớn hơn thì sẽ có hội chợ cho sinh viên, nhưng trường nhỏ thì không.
dịch vụ thành lập công ty hợp danh
Ngoài ra, sinh viên học thạc sỹ hay tiến sỹ hay đi các hội thảo và hội chợ việc làm của khu vực, dành riêng cho ngành của họ. Thông tin về những sự kiện này hay được truyền miệng, nhưng các bạn cũng có thể google hay hỏi phòng hỗ trợ việc làm của trường.
Trong tất cả các kênh trên, kênh người quen giới thiệu vẫn rất hiệu quả vì thực sự nhiều nhà tuyển dụng rất thích ứng viên họ có thể yên tâm là sẽ làm được việc. Accenture khi báo sẽ nhận mình vào làm năm 2011 thì cũng nói luôn "bạn chị sẽ được thưởng 10 ngàn đô do giới thiệu chị thành công, chị nhớ nói anh ấy khao!".
Nhưng khi không quen ai cả thì chăm gửi hồ sơ, nghiên cứu kỹ về từng vị trí, tìm hiểu về người phỏng vấn mình, chuẩn bị kỹ càng, thể hiện sự nghiêm túc, nhiệt tình, chuyên nghiệp, và phỏng vấn tốt… là những yếu tố giúp bạn tìm việc thành công. Ở đâu cũng vậy.
Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017
Lời khuyên đắt giá khi xin việc ở Mỹ của nữ thạc sĩ ĐH Harvard
20:42
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét