Chị Hoàng Thị Lan (Trường Chinh, Quận Đống Đa, Hà Nội) kể lại khi chưa hết bàng hoàng: “Tuần trước, mình có pha sữa cho bé Na con gái mình uống thử, nhưng vừa uống xong được khoảng một tiếng thì thấy bé bắt đầu nôn trớ và đi ngoài. Khi nghe các bác sĩ chẩn đoán bé bị dị ứng đạm sữa thì hai vợ chồng rất bất ngờ vì chưa bao giờ chứng kiến ai bị dị ứng đạm sữa cả”.
dịch vụ kế toán quận gò vấp
Giống như chị Lan, có không ít người khi nghe đến chứng dị ứng đạm sữa thì tỏ ra vô cùng ngạc nhiên, Nhưng trên thực tế, dị ứng đạm sữa bò ở trẻ nhỏ lại là một trong những dị ứng thức ăn khá phổ biến mà không phải lúc nào cũng được cha mẹ phát hiện ra ngay. Theo thông tin từ Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, cứ 100 trẻ thì có 2-3 trẻ bị dị ứng sữa bò.Tỷ lệ này cao hơn đối với trẻ không được bú sữa mẹ và trẻ có bố mẹ có tiền sử dị ứng. Bệnh thường bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như viêm phế quản, tiêu chảy, nôn trớ nên các cha mẹ cần hết sức chú ý và đưa con đi khám ngay khi thấy các biểu hiện của bệnh.
dịch vụ kế toán quận bình thạnh
Các biểu hiện và nguyên nhân của dị ứng đạm sữa ở trẻ nhỏ
Những biểu hiện của dị ứng đạm sữa thường xảy ra từ nhẹ đến nặng, vài phút đến vài giờ sau khi sử dụng sữa.Dấu hiệu ban đầu là nôn trớ, thở khò khè, nổi ban đỏ, mặt sưng phù, sau đó đau bụng, đi ngoài phân lỏng, chảy nước mũi và mắt. Đối với trẻ bị nặng có thể xảy ra hiện tượng sốc phản vệ và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
dịch vụ kế toán quận tân phú
Theo Thầy thuốc ưu tú, Ths. Bác sĩ Doãn Thị Tường Vi – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng,nguyên nhân của hiện tượng dị ứng sữa bò là do hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng quá mức với lượng protein trong sữa. Khi bé uống sữa, hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm các protein là các kháng thể lạ gây hại cho cơ thể nên bắt đầu hoạt động để chống lại chúng. Có 2 loại protein chính trong đạm sữa có thể gây ra phản ứng dị ứng:
Casein: được tìm thấy trong phần rắn (sữa đông) của sữa đông vón lại
Whey: được tìm thầy trong phần lỏng còn lại của sữa sau khi sữa đông vón lại.
Làm gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa?
Việc đầu tiên cần làm khi trẻ có biểu hiện di ứng đạm sữa là đưa ngay đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
Về lâu dài không nên cho trẻ uống sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò bởi hiện tượng dị ứng có thể lặp lại với mức độ nặng hơn.
Trẻ dị ứng đạm sữa bò nên được bú sữa mẹ hoàn toàn càng lâu càng tốt. Với các bé dùng sữa ngoài, cần chọn các loại sản phẩm dành riêng như sữa công thức thủy phân một phần hoặc hoàn toàn, sữa đậu nành, sữa dê, sữa gạo... Trong đó, sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao, chất béo giàu MCT tốt cho sức khỏe, dễ tiêu hóa và nguy cơ dị ứng thấp.
Kích thước phân tử đạm sữa dê nhỏ, khi vào dạ dày tạo thành mảng đông tụ nhỏ và mềm mại nên dễ tiêu hóa hơn đạm sữa bò. Đặc biệt, nếu trong các nhóm đạm của sữa, αs1-Casein được cho là liên quan nhiều đến tình trạng dị ứng đạm sữa, thì thành phần αs1-Casein trong sữa dê thấp hơn trong sữa bò. Điều này khiến sữa dê ít gây dị ứng hơn sữa bò. Mặt khác, cấu trúc của các phân tử αs1-Casein của sữa dê cũng khác so với sữa bò, nên tình trạng dị ứng chéo ít khi xảy ra. Tuy nhiên, cần phải đưa bé đi kiểm tra, làm các xét nghiệm và sử dụng sản phẩm theo tư vấn của bác sĩ.
Theo Bác Sĩ Tường Vi, trong 1 số trường hợp, cho bé sử dụng sữa dê là một trong những biện pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng dị ứng sữa bò mà vẫn đảm bảo được đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.
Thứ Năm, 20 tháng 4, 2017
Cảnh báo về hiện tượng dị ứng đạm sữa ở trẻ nhỏ
02:27
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét