Tranh thủ thời gian nghỉ hè, Y Ân cùng người anh họ đang tất bật hoàn thiện những tượng gỗ cuối cùng trong bộ sưu tập tượng gỗ để chuẩn bị cho buổi triển lãm sắp tới.
Đối với nhiều người trong xóm, công việc của Y Ân khá xa lạ mới mẻ, bởi từ trước tới nay, những bức tượng chỉ được sử dụng trong đời sống tâm linh, nay lại được Y Ân đưa ra trước công chúng.
địa chỉ học kế toán tại bắc ninh
Y Ân sinh ra trong một gia đình có bố là một nghệ nhân tạc tượng có tay nghề. Hàng ngày theo dõi bố chế tạo từng chiếc cối giã gạo, từng bức tượng trang trí, nên ngay từ thuở nhỏ Y Ân đã sớm bộc lộ năng khiếu, sự thích thú với những tác phẩm tượng gỗ của cha.
Năm 15 tuổi, từ sự chỉ dạy của cha, cộng với niềm đam mê, Y Ân đã tạo ra được những chiếc cối giã gạo đầu tiên, vốn gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Ngồi chăm chút cho bức tượng mẹ bồng con, Y Ân kể lại cách mà anh tìm đến niềm đam mê tạc tượng này. Anh kể: “Ban đầu chỉ là tò mò, học theo bố, nhưng càng làm, mình cảm thấy yêu thích công việc này. Bởi mỗi bức tượng đều chứa đựng một phần văn hóa của đồng bào M’Nông, mình làm ra nó, đồng nghĩa với việc mình hiểu và nhớ được văn hóa dân tộc mình. Hơn nữa, ngày xưa mình có tính ham chơi, nhưng kể từ ngày biết tạc tượng, công việc này còn rèn luyện cho mình tính kiên trì, nhẫn nại hơn”.
địa chỉ học kế toán tại cầu giấy
Những lúc rảnh rỗi, anh đến nhà những già làng trong xã để nghe kể, nghe giải thích về những biểu tượng đặc trưng, gắn bó với người M’Nông. Ngoài ra anh còn tự tìm hiểu từ những trang sử thi, những tài liệu về văn hóa cộng đồng các dân tộc bản địa.
Đầu năm 2017, sau thời gian dài theo học ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Trường Đại học Khánh Hòa, Y Ân trở về quê hương thực tập. Trong thời gian này, anh may mắn được chọn là một trong 5 nghệ nhân của tỉnh Đắk Nông tham gia Hội thi tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc Tây Nguyên. Hội thi với chủ đề là “Văn hóa, nghệ thuật, con người Tây Nguyên” đã quy tụ hơn 70 nghệ nhân tham dự.
Chia sẻ về cơ hội này, Y Ân cho biết: “Ban đầu thì mình không được chọn bởi vì không ai biết mình biết tạc tượng. Chỉ cách ngày thi vài ngày, mình mới biết tin đoàn dự thi đang thiếu một nghệ nhân nên mình xin tham gia. Rất may mắn là các anh chị tại trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Nông đã tạo điều kiện, cơ hội để mình thể hiện bản thân”.
địa chỉ học kế toán tại hải phòng
Sau hơn 5 ngày miệt mài với hội thi, Y Ân đã hoàn thành bức tượng “Gấu bẻ măng”, với nội dung là chú gấu đang đói dùng 2 chân giữ chặt gốc măng và chuẩn bị bẻ. Phần dưới chủ thể, anh tạo ra hình thù của 5 vật dụng gồm: Bàn, ghế, cối giã gạo, thớt và chóe đựng gạo. Ở mỗi vật dụng, nghệ nhân trẻ này đã chạm trỗ những nét hoa văn, những hình ảnh tượng trưng cho ngôi nhà, bước chân… của người M’Nông.
Theo Y Ân, hình tượng gấu bẻ măng thể hiện sự gần gũi, thân thiện giữa người dân với động vật và thiên nhiên. Những nét hoa văn được khắc trên các vật dụng thể hiện bản sắc độc đáo, đặc trưng của dân tộc M’Nông. Qua việc đưa các vật dụng gắn liền với đời sống của mọi người, anh muốn nêu cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
Bức tượng “Gấu bẻ măng” của Y Ân được Ban tổ chức hội thi đánh giá cao về tính sáng tạo trong việc kết hợp nhiều thành tố văn hóa của dân tộc M’nông trên cùng một thân tượng. Vượt qua hơn 70 tác phẩm nghệ thuật trong hội thi, bức tượng của Y Ân đã xuất sắc giành giải Nhất.
Tiếp nối thành công này, ngay sau đó Y Ân đã nung nấu ý tưởng cho ra đời một bộ sưu tập tượng gỗ dân gian để mang văn hóa người M’Nông đến với mọi người. Y Ân đã tự bỏ tiền túi, đi lùng sục khắp tỉnh Đắk Nông, mua hàng chục thân gỗ lớn để sáng tạo ra những bức tượng mới.
Chỉ tay về phía thân cây gỗ đang được đẽo đục dở, Y Ân cho biết đó là bức tượng mô phỏng cảnh đám cưới truyền thống của người M’Nông bao gồm hình tượng cô dâu- chú rể; bà mối, nhà rông, trâu, bò, ché rượu và khách tham dự.
Đánh giá về ý tưởng này, ông Vũ Hoàng Phú, Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết, mặc dù không kêu gọi được nguồn tài trợ, nhưng Y Ân vẫn quyết tâm bỏ tiền túi ra thực hiện đam mê, việc làm này rất đáng hoan nghênh. Những tác phẩm do Y Ân làm ra đều thể hiện những đặc trưng trong văn hóa của người M’Nông.
Hy vọng cuối tháng 8 này, bộ sưu tập tượng của nghệ nhân trẻ được giới thiệu đến công chúng sẽ góp phần vào giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.Những kiến thức này được anh ghi nhớ trong đầu, viết đầy những cuốn sổ tay và được truyền vào những tác phẩm thông qua những hình tượng truyền thống của dân tộc như: trâu, gà, ché rượu, nhà rông, cối giã gạo…
Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017
Chàng sinh viên nặng lòng với nghệ thuật tạc tượng M’Nông
11:16
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét