Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Gia Lai: Khốn khổ cảnh dân vật lộn đi trên con đường "bão táp"!

Là tuyến đường huyết mạch nối liền giữa Trung tâm huyện Chư Prông với các xã Ia Lâu, Ia Piơr, Ia Ga nên có lưu lượng người dân qua lại rất đông. Nhưng đến nay, người dân vẫn phải đi trên con đường nham nhỡ với nhiều đoạn đường đất. Vào mùa nắng tuyến đường này bụi mù mịt, giảm tầm nhìn người đi đường. Mùa mưa thì bùn lầy, khiến việc chở nông sản của bà con ra ngoài huyện tiêu thụ gặp rất khó khăn, các xe vận chuyển nhu phẩm thiết yếu vào phục vụ bà con cũng bị mắc lầy liên tục…
dịch vụ kế toán trọn gói tại hưng yên
Tuy có hơn 11km để vào các xã biên giới nhưng chúng tôi phải mất hàng giờ vượt qua tuyến đường này. Dọc đường chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều xe bị mắc lầy giữ đường, nhiều người dân bị ngã hoặc bùn lầy dính đầy quần áo...Đặc biệt, kể từ trung tuần tháng 7, khi cơn mưa bão số 2, 3 đổ bộ vào, thì tuyến đường càng trở nên lầy lội, thê thảm hơn.

Sau khi bỏ tiền trăm để thuê công nông kéo xe lên khỏi vùng lầy, ông Lê Văn Lực (thôn 6 xã Ia Piơr) thở dài nói:“Đường thì có đoạn, mà xe phải đi mất cả tiếng đồng hồ mới vượt qua được. Không chỉ xe khách, mà cả xe vận chuyển hàng hóa vào xã đều mắc kẹt trên các đoạn đường đất. Vì đây là con đường chính để vào các xã, mà tôi lại phải thường xuyên bỏ hàng trong đó nên mới cam chịu lưu thông trên tuyến này…”

Ông Hoàng Văn Lâm (làng Tul, xã Ia Ga) bộc bạch, “Tuyến đường này chỉ dài khoảng 11,5km, nhưng có rất nhiều đoạn là đường đất. Với lại xe tải và người đi lại cũng đông nên đoạn đường trở nên nhão nhoẹt, trơn trượt…Tôi có ruộng đất ở xã Ia Lâu nên hầu như ngày nào cũng phải đi xe máy vào chăm vườn. Do đoạn đường bùn lầy nên bánh xe bị lún trong hố liên tục, quần áo lấm lem là chuyện như cơm bữa đối với dân khu vực này rồi...Cả chục năm nay, khát khao cháy bỏng của bà con nơi đây là tuyến đường được sửa chữa, nâng cấp cho đàng hoàng hơn…để thuận lợi cho việc chở nông sản và đi lại”
dịch vụ kế toán trọn gói tại bình dương]
Theo các tài xế qua lại tuyến đường tâm sự, một số hộ dân sống quanh tuyến đường này có xe công nông nên mỗi khi thấy có xe ô tô nào mắc lầy liền đến ‘ứng cứu’ và cũng có thu phí xăng, xe theo thỏa thuận giữa hai bên. Mỗi lượt kéo xe mắc lầy như thế này, họ thu tiền không hề rẻ, khoảng vài trăm nghìn đồng tùy theo tải trọng, mức độ lầy lội của các xe.

Theo ông Phạm Tiến Lợi-phó Chủ tịch UBND xã Ia Lâu cho biết, vào năm 2012, người dân hai xã Ia Lâu và Ia Piơr đã từng bị cô lập vì đường không thể đi, xe cộ không thể ra vào. Lúc đó, giá xăng dầu và nhu yếu phẩm khác trên địa bàn trở nên đắt đỏ so với giá bên ngoài huyện. Trước việc con đường lầy lội như vậy, đã kéo theo đời sống của người dân ở khu vực này hết sức vất vả, nhất là khi mỗi mùa mưa đến.
dịch vụ kế toán trọn gói hải phòng
Ông Lợi trăn trở thêm: “Vào thời điểm này, hai xã Ia Lâu, Ia Piơr đang chuẩn bị thu hoạch bắp, đậu xanh và các cây nông sản nhưng do đường sá lầy lội nên thương lái thường vào ép giá. Chính vì vậy, đời sống của bà con nơi đây, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số càng thêm chật vật. Mong muốn tha thiết của bà con nơi đây là sớm nâng cấp đoạn đường lầy lội trên để việc đi lại, vận chuyển hàng hóa được thuận tiện, trơn tru. Chính quyền xã cũng đã đề xuất lên huyện cần nghiên cứu xử lý gấp vấn đề này, giúp đời sống của bà con cũng như việc sản xuất, giao thương ra vào huyện được thuận tiện”,

Làm việc với chúng tôi, ông Đoàn Ngọc Hải-Đội trưởng Đội công trình đô thị huyện Chư Prông cho biết: “Con đường vào các xã biên giới hư hỏng nặng làm cho việc lưu thông của người dân đi lại khó khăn. Năm nay huyện đã đầu tư để sửa chữa toàn tuyến từ ngã ba xã Ia Ga đến thôn Đoàn Kết, xã Ia Piơr. Nhưng tuyến đường đang trong giai đoạn thi công thì gặp cơn bão số 2, mưa kéo dài cả tháng khiến việc thi công bị ngưng trệ. Trong thời gian này, có rất nhiều xe lớn qua lại khu vực này khiến nhiều đoạn đường trở nên lầy lội hơn. Sau khi bão dứt, Đội sẽ khẩn trương sửa chữa và bằng mọi giá sẽ không để tắc đường, gây khó khăn trong việc đi lại cho nhân dân”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét