Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Sản phẩm quặng sắt Thạch Khê chắc chắn có đầu ra, sao phải cố kiết đề nghị dừng dự án?

Quyết định tiếp tục khai thác hay dừng dự án không ở cấp bộ

Theo nguồn tin từ Bộ Công Thương, tại cuộc họp trên, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vẫn nhắc lại việc UBND tỉnh này có đề nghị tạm dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh vẫn cho rằng, việc triển khai dự án có rất nhiều khó khăn, hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường, hiệu quả kinh tế-xã hội thấp, tác động lớn đến lớn đến đời sống của người dân vùng bị ảnh hưởng.

"Tỉnh có đề nghị, có ý kiến thì chúng tôi cũng tôn trọng, lắng nghe để báo cáo Chính phủ xem xét. Nhưng quyết định triển khai tiếp hay không vẫn quyền của lãnh đạo cấp cao vì trước đây, cũng đã có thông báo (Thông báo số 72 của Bộ Chính trị) về đẩy nhanh tiến độ dự án", một quan chức của Bộ Công Thương cho biết.
học kế toán tại đồng nai
Trước đó, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã kéo dài quá lâu, các cấp, ngành cấp tđã ạo điều kiện thực hiện các dự án và các DN (cổ đông của Công ty Cổ phần sắt Thạch Khê- TIC) đã đầu tư khoản tiền khá lớn nên đến gần 2.000 tỷ đồng. Ông cũng cho biết, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị tiếp tục triển khai dự án và hiện nay, các bên liên quan đang chờ đợi quyết định của lãnh đạo Chính phủ về việc này.

Được biết, ngoài Bộ Công Thương, một số đơn vị, cơ quan như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, một số cổ đông của TIC, nhiều chuyên gia kinh tế, nhà khoa học cũng đã bày tỏ thái độ không đồng tình với đề xuất dừng dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Có động cơ, lợi ích riêng khi đề nghị dừng dự án?

Một thông tin mới nhất là Tập đoàn Hòa Phát cũng vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ (số 101/CV=HP) khẳng định loại quặng sắt tại mỏ sắt Thạch Khê được tập đoàn này đã trực tiếp nấu, luyện tại Khu liên hợp gang thép Hải Dương và hoàn toàn sử dụng được với công nghệ mà tập đoàn này đang sử dụng.

"Hòa Phát xin khẳng định có nhu cầu sử dụng quặng sắt Thạch Khê", Tập đoàn Hòa phát khẳng định và đề nghị, với công suất mỏ sắt Thạch Khê giai đoạn I là 5 triệu tấn/năm thì tập đoàn này cam kết mua hết theo giá thị trường để dự án hoạt động hiệu quả, hạn chế phải nhập quặng sắt và chảy máu ngoại tệ. Tập đoàn này còn đề nghị tham gia góp vốn vào TIC để đảm bảo dự án có nguồn vốn điều lệ lớn đủ cho công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết vấn đề môi trường và công nghệ khai thác.
dịch vụ bctc vay vốn ngân hàng
Bình luận về những đề nghị trên của Tập đoàn Hòa Phát, ông Phạm Lê Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và khai thác khoáng sản Thăng Long- một cổ đông tư nhân duy nhất tham gia TIC cho rằng, rõ ràng, dự án mỏ sắt Thạch Khê hoàn toàn có cơ sở triển khai có hiệu quả khi đầu ra đã được Hòa Phát cũng như nhiều doanh nghiệp sản xuất thép trong nước quan tâm, thậm chí cam kết mua hết sản phẩm theo giá thị trường.

"Tôi thấy không có lý do gì để dừng dự án khi đã có nghị quyết của Đảng (số 72) yêu cầu thúc đẩy triển khai dự án. Từ giữa tháng 11/2016, Thủ tướng đã yêu cầu đủ thủ tục pháp lý theo quy định là triển khai dự án trong quý I/2017, chứ không phải làm hay không làm và không đề cập tới việc dừng dự án. Các điều kiện để tiếp tục đẩy mạnh, triển khai dự án ở thời điểm này đều rất thuận lợi", ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, các đề nghị dừng dự án hiện nay chỉ có từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) và UBND tỉnh Hà Tĩnh và các đề nghị này là “không có cơ sở pháp lý, thực tiễn, thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng ý kiến các bộ và các nhà khoa học”.

Ông Hùng khẳng định: “Tôi đã tham dự hầu hết các cuộc hội thảo, hội nghị, kể cả cuộc hội nghị do Bộ KH&ĐT chủ trì tổ chức ngày 25/4/2017. Tại các cuộc họp này, các Bộ, các nhà khoa học đều đồng tình ủng hộ dự án được triển khai, duy nhất chỉ có văn bản của lãnh đạo Hà Tĩnh là muốn dừng dự án”.
dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ
Ông Hùng cũng dẫn hàng loạt các chứng cứ mà Bộ KH&ĐT, UBND Hà Tĩnh nêu ra để nhấn mạnh việc đề xuất dừng dự án “không những thiếu cơ sở pháp lý, thực tiễn mà còn bộc lộ những thiếu sót nghiêm trọng nếu biết nghiêm túc nhìn lại chính bản thân mình”.

Trong đó, có lo ngại từ phía Bộ KH&ĐT liên quan tới nhu cầu vận chuyển quặng sắt giai đoạn I lên tới 5 triệu tấn/năm (tần suất khoảng 5 phút/chuyến xe tải trọng 40 tấn) từ mỏ Thạch Khê đến cảng Vũng Áng thì khả năng chịu tải của đường bộ là không đảm bảo, ảnh hưởng an toàn đến các phương tiện giao thông khác và con người khi tham gia giao thông.

“Thưa Thủ tướng, thưa các quý Bộ, theo tính toán với tốc độ 50 km/h, số xe có thể lưu thông trong 5 phút sẽ là 100 xe (xe này cách xe kia 35m). Thực tế, theo số liệu nghiên cứu qua 3 trạm thu phí: Bến Thủy, đường tránh Hà Tĩnh, hầm đèo Ngang cho thấy lượng xe lưu thông trung bình trong 5 phút chỉ là 10 xe. Vậy Thạch Khê dùng 1 xe trong 5 phút hoàn toàn không ảnh hưởng gì, thậm chí dùng đến 5 – 10 xe trong 5 phút vẫn an toàn”, ông nói.

Đối với lo ngại về nguy cơ hoang mạc hóa ở phạm vi rộng, kể cả thành phố Hà Tĩnh (cách mỏ chưa đến 6km), ông Hùng cho rằng: “Cứ theo ý kiến này, toàn bộ những đồi núi có độ dốc ≥ 5,2o và độ cao cách biệt ≥ 550m đều bị sa mạc hóa hết, bao gồm cả dãy núi Trường Sơn, vòng cung Ngân Sơn, vòng cung Đông Triều… – một điều không thể chấp nhận được”.

“Rõ ràng vì năng lực, vì thiếu trách nhiệm hay vì động cơ khác đều phải xem xét?”, Ông Hùng đặt câu hỏi.

Đồng thời ông Hùng cũng khẳng định thêm rằng: “Chỉ từ 2 ví dụ trên thuộc kiến thức sơ đẳng, cơ bản mà chưa hiểu đúng thì làm sao hiểu được các luận cứ khoa học và thực tiễn khác thuộc Dự án mỏ sắt Thạch Khê phức tạp, phải nghiên cứu 57 năm nay bởi hàng chục các đơn vị chuyên ngành trong nước và quốc tế, do hàng trăm nhà khoa học Việt Nam và thế giới xây dựng và thẩm định, chính phủ Việt Nam thông qua”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét