Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Xây dựng chiến lược bảo vệ tổ quốc khi diễn biến Biển Đông căng thẳng hơn

Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm do Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ký gửi Quốc hội ngày 16/3 nêu nhận định, tình hình phức tạp, căng thẳng trên Biển Đông đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều đó cũng khiến cả nước phải dành nhiều nguồn lực để bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền đất nước trước những động thái mới của tình hình khu vực và quốc tế.
dịch vụ báo cáo tài chính tp hcm
5 năm qua, nền quốc phòng toàn dân ngày càng được củng cố và phát triển. Tiềm lực quốc phòng, an ninh, sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội nhân dân, công an nhân dân được nâng lên.

Sự kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại đã đạt được kết quả tích cực trong đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh chính trị, ổn định xã hội của đất nước; vận động và tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với lợi ích chính đáng của đất nước trong vấn đề biển Đông.
dịch vụ làm giải thể doanh nghiệp
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ rõ hạn chế, sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa thật chặt chẽ. Tiềm lực quốc phòng, an ninh chưa đáp ứng được yêu cầu. Bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức. Công tác quản lý một số lĩnh vực còn bộc lộ nhiều sơ hở do chính sách thiếu đồng bộ; kiểm tra, xử lý chưa nghiêm, chưa triệt để, như: lĩnh vực tài nguyên, rừng, đất, nước, khoáng sản...
dịch vụ báo cáo tài chính hải phòng
5 năm tới, cơ quan tham mưu dự báo, nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn rất nặng nề. Diễn biến trên Biển Đông có thể sẽ căng thẳng, gay gắt, phức tạp hơn. Các thế lực thù địch tiếp tục chống phá quyết liệt, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị - xã hội.

Bên cạnh đó, thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,… chưa được đẩy lùi làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước.

Tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia vẫn là mục tiêu cơ bản cần đảm bảo.

Các giải pháp được đề xuất là phát triển mạnh các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí; cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển; khai thác và chế biến hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá; du lịch biển, đảo.

Việc thực hiện tốt chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là nhiệm vụ được nhấn mạnh. Theo đó, cả nước cần tăng cường quốc phòng, an ninh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và môi trường hòa bình để xây dựng, bảo vệ đất nước; tăng cường nắm tình hình, dự báo an ninh chiến lược, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét