Thứ Hai, 1 tháng 8, 2016

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:"Tập trung giải quyết những tồn tại về công tác cán bộ"

Ưu tiên cơ cấu lại Bộ

Thưa Bộ trưởng, ngoài vấn đề về nhân sự, những việc ông sẽ ưu tiên chỉ đạo, giải quyết trong thời gian tới ở ngành Công Thương là gì?

- Chúng tôi tập trung quyết liệt xây dựng bộ máy tổ chức, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và của hội nhập, đáp ứng được chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng gần đây về thể chế, về con người. Trước mắt, chúng tôi phải tập trung vào giải quyết những tồn tại công tác cán bộ.
dịch vụ làm bctc tại tây ninh
Chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải được đẩy nhanh hơn theo hướng giảm thiểu vai trò của khối doanh nghiệp này trong tất cả lĩnh vực, trừ an ninh, quốc phòng. Chúng tôi tiếp tục thúc đẩy tiến trình hội nhập, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường mới.

Bên cạnh đó, có những vấn đề phải xử lý ngay như một một số dự án không phát huy hiệu quả, có nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước, xã hội do triển khai chậm, kéo dài. Rồi phải hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh doanh đa cấp, quản lý hóa chất, vệ sinh an toàn thực phẩm…
dịch vụ báo cáo tài chính tại hà đông
Nếu quan tâm, chú ý đến ngành Công Thương, có thể thấy ở cả 2 lĩnh vực lớn: Thương mại và Công nghiệp đều đang có những yếu kém. Lĩnh vực thương mại có thị trường bán lẻ, hệ thống phân phối đang rơi vào tay các doanh nghiệp lớn của nước ngoài. Còn các ngành công nghiệp như công nghiệp nặng: Cơ khí, chế tạo máy, ô tô...Hay công nghiệp nhẹ: Dệt may, da giày...vẫn chủ yếu là làm gia công, xuất khẩu. Bộ trưởng có định hướng thay đổi thế nào?

- Đặt vấn đề như vậy, thấy vừa đúng vừa chưa đúng. Đúng là về hiện tượng, về khía cạnh; nhưng chưa đúng khi xem xét lĩnh vực thương mại, công nghiệp, và nền kinh tế về tổng thể.

Khi hội nhập sâu rộng với thế giới như hiện nay, chúng ta phải cạnh tranh bình đẳng với tất cả các nền kinh tế lớn và nhỏ, toàn bộ doanh nghiệp phải theo cơ chế thị trường. Chúng ta không thể giữ mãi vai trò hỗ trợ của Nhà nước như cách cũ trong bối cảnh toàn cầu hóa như vậy.

Tôi cho rằng công nghiệp đã có bước phát triển rõ nét. Các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, dù cạnh tranh chưa cao, đã đảm bảo đời sống của gần 100 triệu dân. Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, những ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ, công nghiệp điện tử còn xuất khẩu hàng chục tỉ đô la mỗi năm. Các ngành điện, năng lượng đã đảm bảo phục vụ cho nền kinh tế. Chúng ta đã có ngành công nghiệp khai khoáng, hóa dầu; còn công nghiệp cơ khí, điện tử, dù chưa có doanh nghiệp nội địa nhà nước, nhưng đã vươn ra nước ngoài. Đó là những bước đi tương đối vững chắc.

Về phân phối, tôi đồng tình là có vấn đề lớn trong hệ thông phân phối khi các doanh nghiệp FDI đã mở chuỗi siêu thị bán lẻ. Song, chúng ta phải chấp nhận điều này khi đã mở cửa hội nhập. Nói một cách thẳng thắn, các doanh nghiệp FDI đã khai thác cơ hội mở cửa của Việt Nam tốt hơn. Chính sách của ta chưa đủ, chưa kịp thời để phát triển bền vững hệ thống doanh nghiệp nội trước sự cạnh tranh và thâm nhập của FDI.
dịch vụ báo cáo tài chính tại long biên
Ở đây có yếu kém trong quản lý nhà nước, trong xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện. Chúng tôi đang khẩn trương xây dựng chiến lược, tổ chức hệ thống thương mại nội địa sao cho phát triển bền vững.

Tôi phải khẳng định, hội nhập là tất yếu, mở cửa là không tránh khỏi. Chúng ta cần nhìn nhận tính tích cực của doanh nghiệp FDI, không nên chỉ nhìn tác động tiêu cưc. Vấn đề là chúng ta phải có chính sách để tạo ra liên kết doanh nghiệp trong nước để tạo chuỗi. Đây là bài toán không chỉ của ngành công thương, mà còn của bộ ngành khác trong xây dựng thể chế, trong điều hành. Đảng, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương xây dựng chiến lược cho hệ thống phân phối, và chúng tôi phải tập trung hoàn thiện và quyết liệt triển khai.

Tôi muốn nói thêm là các doanh nghiệp không chỉ trong lĩnh vực phân phối mà trong hàng loạt lĩnh vực công nghiệp khác không ý thức được nguy cơ của hội nhập, thì chúng ta sẽ thua toàn diện, không chỉ trong mảng phân phối.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét