Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017

“Hãy dành thời gian cho con!

Tu sĩ Phật giáo người Sri Lanka, Tiến sĩ K. Sri Dhammananda (1919-2006) cho rằng, con cái để cho các thân nhân, trung tâm giữ trẻ hay những người làm được trả tiền công chăm sóc hoặc đứa trẻ bị khóa trong nhà tự do nghịch ngợm thì thường thiếu tình thương và chăm sóc của người mẹ. Người mẹ cảm thấy có tội vì thiếu săn sóc nên lại cố gắng xoa dịu đứa trẻ bằng cách thỏa mãn cho nó tất cả những gì chúng đòi hỏi. Hành động như vậy chỉ làm hư đứa trẻ mà thôi.
thuê thành lập công ty tại bắc giang
Bố mẹ có thể bù đắp sự thiếu thốn thời gian dành cho trẻ bằng vô số những món quà, nhưng điều đó không thể lấp đầy được sự trống vắng tình cảm trong lòng trẻ. Rất nhiều đứa trẻ ao ước “bố mẹ đừng đi công tác vắng nhà nhiều như thế để con được ở bên bố mẹ nhiều hơn”.

Theo đại sư Hàn Quốc Pomnyun Sunim, việc bỏ ra một khoản tiền không nhỏ thuê gia sư cho con, thuê lái xe đưa con đi học, thuê người giúp việc chăm sóc miếng ăn giấc ngủ của con không phải là tình yêu con chân chính của người làm cha mẹ. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh đó không bao giờ hiểu được hai chữ “cảm ân”, thế tức là cha mẹ đã làm hại con. Tình yêu giữa cha mẹ và con cái không tiền nào có thể đo được.
thành lập doanh nghiệp tại hưng yên
Với hơn 30 năm làm cố vấn hôn nhân và gia đình, chuyên gia tâm lý người Mỹ, Tiến sỹ Gary Chapman khẳng định, thời gian chia sẻ là một món quà quý giá cha mẹ có thể dành cho con. Nó truyền đạt đến với trẻ thông điệp: “Con rất quan trọng đối với cha/mẹ. Cha/Mẹ rất vui vì được ở bên con”. Khi ấy, con bạn sẽ cảm nhận được vai trò quan trọng cũng như tình yêu thương của bạn.
thuê thành lập công ty tại bắc ninh
Tại buổi tọa đàm mới đây về bạo lực học đường và vai trò của bố mẹ, khi nói đến giải pháp cho các vấn nạn bạo lực học đường, chị Hồng Tâm - chuyên viên tư vấn học đường cho rằng: “Cho con đi học kỹ năng sống không giải quyết được vấn đề”. Chị Hồng Tâm khuyên “mọi người đừng quá trông chờ vào các khóa kỹ năng sống, dù tôi cũng là người đi dạy kỹ năng sống. Hãy dành thời gian cho con. Lắng nghe, quan sát, phát hiện những thay đổi tâm lý của con, dù là nhỏ, để có can thiệp kịp thời”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét