Đáng chú ý trong bài phát biểu này của người đứng đầu Chính phủ, ông khẳng định sẽ “triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên”.
Đây có lẽ là lời hứa được nhân dân cả nước mong đợi nhất trong thời điểm này, khi mà theo dữ liệu mới nhất của Bộ Tài chính, 73% tổng chi ngân sách là dùng để chi tiêu thường xuyên. Con số này trong 9 tháng đầu năm nay tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016, lên 659.250 tỷ đồng.
Thoạt nhìn vào những con số hàng trăm nghìn tỷ đồng rất khô khan đó, thật choáng ngợp và cũng thật khó hình dung. Đại ý, chừng đó tiền là để “nuôi sống”, để vận hành một bộ máy hành chính cồng kềnh hàng triệu công chức, viên chức hiện tại. Ngoài phần chủ yếu là lương thì còn vô số hoạt động khác.
trung tâm đào tạo kế toán tại nguyễn chí thanh
Chính vì lẽ đó, trong kế hoạch tiết kiệm mà Chính phủ nêu ra có nhấn mạnh đến công tác siết chi tiêu cho hội họp, đi công tác nước ngoài; thực hiện khoán chi hành chính, sử dụng xe công… Nói một cách đơn giản, những khoản nào không thật cần thiết thì bỏ bớt, lược bớt đi. Lý thuyết là vậy, quả là rất “đơn giản”, nhưng thực tế, để thực hiện được chủ trương đó lại chẳng hề đơn giản chút nào.
Lấy ví dụ như chuyện khoán xe công. Trước khi Chính phủ đưa ra một dự thảo dài hàng trang A4 để quy định lại việc sử dụng xe công vụ, thậm chí mới đây đã đề xuất sẽ chỉ bố trí mua xe ô tô xe chức danh từ cấp bộ trưởng và tương đương trở lên vào năm 2018, thì ý thức tiết kiệm khoản này trong nội bộ các cơ quan vẫn vô cùng hạn chế.
trung tâm kế toán tại thủ đức
Có thể thấy, nếu không có chế tài, quy định cụ thể thì việc nhận khoán xe công vẫn chỉ mang tính chất hình thức và rất ít nơi tự nguyện. Đâu đó vẫn có chuyện lạm dụng xe công vào việc riêng, vẫn thấy bóng dáng những chiếc xe biển xanh trong các lễ hội vào giờ hành chính mỗi dịp tết đến xuân về.
Hay như chi phí tiếp khách, công tác, làm hội thảo… chuyện kê khai khống, chi vượt, mua hóa đơn không phải là không xảy ra.
Mà nguồn ngân sách “bị mất” đó rốt cuộc đi về đâu? Thú thật, tôi không thể tin những biệt phủ, xe sang… của một số cán bộ, công chức bị phanh phui, phản ánh không liên quan đến tiền thuế nhân dân.
Trong phiên họp tổ ngày 24/10, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã không giấu nổi sự sốt ruột mà phát biểu rằng: “Chi thường xuyên năm 2010 là 51%, năm 2017 tăng lên 70%, nó lấy hết ngân sách rồi. Chúng ta chi hết, ăn hết luôn thì không còn nguồn mà đầu tư phát triển nữa. Hơn nữa, chi không hợp lý, không hiệu quả chứ không phải do nguồn thu giảm. Do đó, cần phải đưa con số này từ từ về 60% và giảm dần nữa”.
Thẳng thắn mà nói cái khó trong công tác điều hành, vấn đề muôn thuở vẫn là con người. Có con người tốt, mọi chủ trương đều sẽ được tiến hành thuận lợi, nhưng nếu vẫn còn tình trạng “trung ương sôi sục nhiệt huyết, về đến địa phương, cơ sở nguội lạnh” thì rất khó đểp bịt được các lỗ hổng và không để xảy ra thất thoát.
trung tâm đào tạo kế toán tại minh khai
Dẫu vậy, trên tư cách một cử tri, một công dân, tôi vẫn đặt niềm tin vào tuyên bố mà Thủ tướng đã nêu ra trước nghị trường. Giải pháp có thể không nhiều điểm mới, song điều quan trọng là quyết tâm thực hiện “một Chính phủ hành động, một Chính phủ liêm chính, một Chính phủ hiệu quả, nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, một Chính phủ làm gương cho xã hội về việc nói đi đôi với làm”.
Bởi, với ngân sách eo hẹp hiện nay, với con số nợ công đã vượt ngưỡng 3 triệu tỷ đồng, chúng ta không còn cách nào khác, là chi tiêu hợp lý, là chặn được tình trạng lãng phí, tham ô.
Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017
Niềm tin vào lời hứa của Thủ tướng
02:18
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét