Bên cạnh đó, thời gian qua, có hàng loạt báo cáo Kiểm toán Nhà nước nêu ra và yêu cầu phải xử lý BOT, trong đó có trách nhiệm và chịu trách nhiệm cá nhân, tổ chức song đến nay quy định này vẫn chưa được làm sáng tỏ.
"Vấn đề BOT như hiện nay không tìm được ai chịu trách nhiệm thì không thể xử lý được. Muốn nâng cao hiệu quả đầu tư thì đầu tiên phải quy trách nhiệm cá nhân, cơ quan liên quan đến vi phạm", TS Cung nói. học riêng kế toán xây dựng
Theo ông Cung: Cách thức hiệu quả và thiết thực nhất để nâng cao hiệu quả đầu tư công là phải xử lý những thứ "sờ sờ ra đấy" mà không xử lý được, nó xảy ra từ năm này qua năm khác.
"Quá nhiều vi phạm phổ biến từ năm nay sang năm khác; tôi cảm nhận BOT của ta đang là thu thuế chứ không phải là thu phí đường. Đây là những sai sót cần xử lý để tạo sự công bằng, tin cậy của thị trường, người dân và DN về chính sách quản lý của Nhà nước”.
thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính
Không thể tiếp tục chi cao để bội chi liên tục
Ngoài vấn đề BOT, TS Cung nêu thực trạng của nền kinh tế khi tăng trưởng càng cao thì ta càng suy nghĩ nhiều là năm sau phải cao hơn. Điều này khiến Việt Nam phải suy nghĩ nhiều về việc phải tìm kiếm giải pháp tăng trưởng kinh tế.
Ông Cung nói: Tăng trưởng kinh tế dựa vào giá trị gia tăng thấp, tăng trưởng nhờ công nghiệp lắp ráp, hàng điện tử, điện thoại của khu vực FDI. Tăng trưởng thế thì sang năm còn hay không?.
"Giả sử các yếu tố tăng trưởng còn đến sang năm thì có giúp cho tăng trưởng đến đâu và nếu không còn thì lấy gì bù đắp để có tăng trưởng?", ông Cung nói.
Tăng trưởng bền vững là như nào, đâu là nút thắt cho tăng trưởng là điều luôn được bàn cãi, theo Viện trưởng CIEM, Việt Nam hiện có chênh lệch về tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tăng trưởng thu nhập quốc dân (GNI), khi tăng trưởng của GDP luôn cao, tăng trưởng GNI lại thấp, có khoảng cách khá xa.
Sự chênh lệch này khiến cho nền kinh tế tăng trưởng nhưng hiệu quả kém, giá trị thấp, hệ số sử dụng tài nguyên, vốn cao nhưng hiệu quả thấp. Viện trưởng Cung nói: Nền kinh tế đang có rất nhiều bài toán đặt ra cần giải quyết, ví dụ như: Xử lý nợ xấu và tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém cần giải pháp nào tạo nên sự khác biệt so với hiện nay? Dư địa để cải tạo chính sách tài khóa nằm ở đâu? Tăng thu để giảm bội chi, giảm nợ công làm trước hay giảm chi thường xuyên để tăng đầu tư và giảm nợ công? Giải pháp nào để nâng hiệu lực và hiệu quả quản lý chi tiêu ngân sách, đầu tư công?...
dịch vụ làm báo cáo tài chính tại cầu giấy
Theo ông Cung, năm 2016, Việt Nam còn giảm tiết kiệm 10%, giờ không còn dư địa để tiết kiệm nữa thì nhiều người nói giảm bằng cách giảm chi thường xuyên, để giảm bội chi và giảm nợ công. “Đây là việc làm trước mắt, chúng ta không thể tiếp tục chi cao để bội chi liên tục thế này được nữa", TS Cung nói.
Ông Cung khẳng định: Việt Nam có thể xem xét giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay, thiết lập mặt bằng lãi suất mới phù hợp hơn, đối với mọi ngành và lĩnh vực chứ không phải chỉ cho những ngành ưu tiên.
Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017
TS Nguyễn Đình Cung: Tôi thấy BOT đang là thuế chứ không phải là phí
02:26
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét